【trận đấu napoli gặp juventus】Với kịch bản thuận lợi, Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 5,4
Ngày 29/7,ớikịchbảnthuậnlợiViệtNamsẽtăngtrưởngtừtrận đấu napoli gặp juventus tại Hà Nội, Viện Friedrich Naumann (FNF) Việt Nam và Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam (VEPR) đã phối hợp tổ chức hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2021.
Tăng trưởng 2021 bị hạ dự báo xuống 1-1,5 điểm phần trăm
Nhận định về kinh tế Việt Nam, PGS. TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng của VEPR, cho rằng nhìn chung kinh tế Việt Nam đã đạt con số tăng trưởng đáng khích lệ. Mặc dù dịch Covid-19 xảy ra và tác động rất mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, nhưng chúng ta vẫn đạt được tăng trưởng 2,91% trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 đã đạt được mức tăng trưởng 5,61%. Đây là những con số tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Với kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm và diễn biến phức tạp của tình hình bệnh dịch hiện nay, các chuyên gia VEPR cho rằng, quá trình phục hồi kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc-xin; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước. Nhìn chung, VEPR hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 xuống 1 - 1,5 điểm phần trăm so với trước đây, trong khi cho rằng môi trường kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục được duy trì ổn định.
PGS. TS Phạm Thế Anh cho biết, trong kịch bản cơ sở (nhiều khả năng xảy ra nhất), giả định rằng dịch bệnh sẽ được kiểm soát vào cuối quý III/2021, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định thì tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5 – 5,1%.
Trong kịch bản thuận lợi, dịch bệnh được giả định được kiểm soát nhanh hơn, ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vắc-xin được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối quý I/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4 – 6,1%.
Trong kịch bản xấu nhất, dịch bệnh được giả định chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý IV/2021, quá trình tiêm chủng vắc-xin được triển khai chậm do thiếu nguồn cung cũng như năng lực của hệ thống y tế; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5 - 4,0%.
Vắc-xin là "chìa khóa" mở ra tăng trưởng
Khuyến nghị về các giải pháp duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch, PGS. TS Nguyễn Anh Thu - Viện trưởng VEPR cho rằng, trước tiên phải thực hiện các giải pháp ngắn hạn. Biện pháp trước mắt để duy trì được tăng trưởng kinh tế tốt hơn thì Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vắc-xin. Theo bà, cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp khống chế dịch Covid-19, tổ chức tiêm vắc-xin phòng nhanh và hiệu quả cho đồng thời khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lẫn các nhóm hộ kinh doanh đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hạn chế và giãn cách xã hội.
Do nguồn lực tài khóa hạn hẹp, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong thời kỳ đại dịch cần phải đúng trọng tâm, tiết kiệm và đúng địa chỉ. Đồng thời, Chính phủ nên sớm thiết kế gói chính sách kích thích và phục hồi sản xuất, kinh doanh chung cho các loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh, các chính sách hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ cũng như các hộ kinh doanh sau khi dịch bệnh đã được cơ bản khống chế. Ngoài ra, tất cả các biện pháp hỗ trợ về thuế thu nhập hay chi tiêu hàng xa xỉ nên được xóa bỏ.
Theo PGS. TS Nguyễn Anh Thu, đầu tư công chỉ nên tập trung và đẩy nhanh vào các dự án trọng điểm quốc gia đã có kế hoạch. Tiết kiệm chi thường xuyên cũng là một định hướng quan trọng khi Covid-19 vẫn là một ẩn số, tương lai của nền kinh tế vẫn còn bất định.
Chính sách tiền tệ cần lưu ý đặc biệt đối với việc kiểm soát tăng trưởng cung tiền và định hướng dòng tín dụng vào khu vực sản xuất. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các thị trường chứng khoán và bất động sản nóng như hiện nay, việc kiểm soát dòng tín dụng vào các thị trường này cũng cần được lưu ý bên cạnh vấn đề nợ xấu.
Về các chính sách trong trung và dài hạn, người đứng đầu VEPR cho rằng, song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch.
Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là một yêu cầu thường trực, trong đó cần nhận diện và khắc phục các rào cản để nâng cao thứ hạng trong bộ chỉ số năng lực cạnh tranh 4.0.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tận dụng được thương mại và đầu tư để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong tương lai. Trong đó, cần chú ý khai thác các cơ hội mang lại từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
Thảo Miên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Gạo Hapro Đồng Tháp
- ·Hàn Quốc bác đề xuất đối thoại của Triều Tiên
- ·Nhiều địa phương hoàn thành vượt kế hoạch thu ngân sách năm 2015
- ·Văn hóa doanh nghiệp là “sợi chỉ đỏ” để doanh nghiệp phát triển bền vững
- ·Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân và phát triển điện gió ngoài khơi
- ·Đề xuất sửa đổi Luật Thủy sản cho phù hợp thực tiễn
- ·Hoạt động hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
- ·WB hỗ trợ 415 triệu USD cho dự án an toàn đập quốc gia
- ·Giá heo hơi hôm nay 22/7/2023: Đợt giảm giá đã kết thúc?
- ·Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh
- ·Hành trình chung tay bảo vệ nguồn nước
- ·Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng XII viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·Quốc hội ấn định lãi suất cho vay tối đa 20%/năm
- ·“Giữ lửa” nghề truyền thống
- ·Việt Nam hướng đến các mặt hàng thể thao xuất khẩu 'made by Vietnam'
- ·ODA chiếm 94% danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ
- ·Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông
- ·Tăng cường quyền lực
- ·Áp dụng tiêu chuẩn HACCP nâng cao chất lượng sản phẩm
- ·Hưng Yên: Xử phạt hộ kinh doanh phụ kiện nail bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ