【bxh ngoai hang a】Cân nhắc điều chỉnh thời điểm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Trong báo cáo kết quả phiên họp vừa được Ủy ban Văn hóa,ânnhắcđiềuchỉnhthờiđiểmtriểnkhaichươngtrìnhgiáodụcphổthôngmớbxh ngoai hang a giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban) gửi tới các thành viên đánh giá cao sự quyết tâm của Chính phủ và của Bộ GD-ĐT trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông đồng thời ghi nhận nỗ lực của Bộ GD-ĐT trong việc khắc phục khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Chương trình GDPT mới.
Quan ngại về lộ trình thực hiện
Tuy nhiên, Ủy ban bày tỏ rất quan ngại về lộ trình thực hiện và các điều kiện bảo đảm cho việc triển khai chương trình GDPT mới.
Ủy ban cho rằng, việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT đã bị chậm về tiến độ.
Nếu theo đúng lộ trình, chương trình và sách giáo khoa mới sẽ được thực hiện từ năm học 2018-2019, thời gian còn lại chỉ là 15 tháng, trong khi vẫn còn nhiều công đoạn phải thực hiện: Thông qua chương trình tổng thể; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; biên soạn, thẩm định, thực nghiệm các bộ sách giáo khoa; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên… Áp lực thời gian có thể sẽ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của chương trình và sách giáo khoa mới.
Theo ý kiến của Ủy ban, thực tế cho thấy, từ sau khi có Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các điều kiện để bảo đảm thực hiện chương trình GDPT mới chưa có nhiều chuyển biến; sự vào cuộc, tham gia của địa phương, cơ sở trong công tác chuẩn bị đổi mới chương trình còn lúng túng, chưa rõ ràng.
Ảnh minh họa
Ủy ban lưu ý việc xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy phổ thông. Ngay trong việc giảng dạy đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT hiện hành cũng là một vấn đề cần quan tâm, dù tuyệt đại đa số các thầy cô giáo rất tâm huyết, gắn bó với trường, lớp.
Cần hết sức quan tâm đến đội ngũ “kỹ sư tâm hồn” này, bồi dưỡng lòng tự hào và phấn đấu tự rèn luyện, tự đào tạo để xứng đáng với danh hiệu nhà giáo và đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới.
Xây dựng chuẩn mực nhà giáo, tạo cơ sở thực hiện đúng Luật Viên chức đối với đội ngũ giáo viên trường công lập và xác nhận vị trí xã hội bình đẳng với giáo viên các trường ngoài công lập.
Cần chuẩn bị kỹ lưỡng về cả lý luận và thực tiễn
Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục tập trung chỉ đạo, hoàn thiện chương trình và sách giáo khoa GDPT mới bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Trong đó, cần xác định rõ tầm quan trọng của GDPT trong hệ thống giáo dục, với vai trò là bậc học nền tảng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành nhân cách con người Việt Nam, phẩm chất và năng lực công dân cho thế hệ tương lai của đất nước.
Do vậy, việc đổi mới GDPT nói chung, đổi mới chương trình, sách giáo khoa nói riêng phải được thực hiện theo một lộ trình hợp lý trên cơ sở nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng về cả lý luận và thực tiễn.
Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT bám sát yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể lộ trình cho quá trình xây dựng, ban hành và triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới bảo đảm tính khả thi, chất lượng, hiệu quả. Tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý GDPT đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Nhắc lại lịch sử đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT, từ khi thực hiện Nghị quyết 40 năm 2000 của Quốc hội, chương trình GDPT chu kỳ trước được thực hiện từ năm học 2002-2003 ở lớp 1 và lớp 6; đến năm học 2008-2009 thì bắt đầu triển khai đại trà ở tất cả các lớp học (chậm 2 năm so với yêu cầu của Nghị quyết).
Tuy nhiên, ngay trong báo cáo năm 2008 về kết quả đánh giá chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông theo Nghị quyết 40, Bộ GD-ĐT đã lên kế hoạch nghiên cứu để xây dựng một chương trình GDPT mới để triển khai sau năm 2010, trong khi sách giáo khoa lớp 12 lúc bấy giờ vẫn chưa được áp dụng đại trà.
Kinh phí để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình, sách giáo khoa và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo đồng bộ với chương trình theo Nghị quyết 40/2000/QH10 lúc bấy giờ là lớn
Do đó, Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT hết sức thận trọng trong việc sửa đổi chương trình, sách giáo khoa GDPT lần này. Đồng thời, tính toán để kế thừa và sử dụng có hiệu quả kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa chu kỳ trước.
Căn cứ vào thực tiễn thời gian còn lại, cũng như khối lượng công việc cần thiết để triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT cân nhắc, có thể kiến nghị với Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới nhằm bảo đảm chất lượng và tính khả thi.
TheoDân trí
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tìm hiểu về giám định thương tật
- ·PM Phạm Minh Chính welcomes Lao Deputy PM and Foreign Minister
- ·Việt Nam State Audit told to refine legal framework, enhance operation
- ·Việt Nam, France bolster political ties, people
- ·Ước mơ giản dị của cậu thanh niên bị tai nạn lao động cắt cụt cả hai chân
- ·Việt Nam welcomes RoK investment in affordable housing: Deputy PM
- ·Việt Nam attends 14th annual East Sea conference in US
- ·Croatian Foreign Minister appreciates promising potential of cooperation with Việt Nam
- ·'Tình cũ không rủ cũng đến' sau 10 năm xa cách...
- ·PM Phạm Minh Chính welcomes Lao Deputy PM and Foreign Minister
- ·Hai lời khẩn cầu trước tết ở “xóm bờ sông”
- ·PM Chính inspects key transport project in Hưng Yên
- ·Vietnamese, US communist Parties strengthen relations
- ·Vietnamese, Philippine navies hold friendship exchange
- ·Ghế đá Hồ Tây thành...của riêng
- ·Former FLC Chairman Trịnh Văn Quyết to stand trial for fraud
- ·Leaders attend Central Public Security Party Committee's conference
- ·Friendship run consolidates ASEAN community in New York
- ·Mẹ già 95 tuổi vẫn đau đáu chăm lo con trai mắc bệnh tâm thần
- ·Việt Nam drafts law to address issues in UN peacekeeping operations