会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định trận sevilla】Sạt lở ngày càng khốc liệt!

【nhận định trận sevilla】Sạt lở ngày càng khốc liệt

时间:2025-01-11 10:33:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:821次

Chuyện các dòng sông “bên lở bên bồi” là quy luật tự nhiên của dòng chảy tạo nên. Thế nhưng,ạtlởngycngkhốcliệnhận định trận sevilla chưa bao giờ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các vụ sạt lở ven sông Hậu, sông Tiền, các đê kè ven biên biển gia tăng khốc liệt trong những tháng đầu năm 2017.

Sạt lở đã cuốn hàng trăm căn nhà ở ĐBSCL xuống sông trong những năm qua.

Học lũ để chống lở

Mới đây, hàng chục ngôi nhà ven khu vực bờ sông Vàm Nao (xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, đã rơi tõm xuống sông. Vụ sạt lở kinh hoàng đã làm hàng trăm người dân trong khu vực phải chạy tán loạn. Giờ họ đang lo lắng tìm nơi định cư mới. Tại Đồng Tháp, ven sông Tiền tình trạng sạt lở cũng ngày khốc liệt hơn. Đáng chú ý là tình trạng sạt lở trên Quốc lộ 30 dày đặc làm tình hình càng phức tạp. Trong khi đó, ngày 10-5, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chuyến khảo sát thực tế tình hình sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, Cà Mau có khoảng 150km bờ biển sạt lở nghiêm trọng, bình quân mỗi năm mất khoảng 450ha đất ven biển, nhiều đai rừng phòng hộ cũng bị mất, đe dọa đến đời sống và sản xuất của người dân, cùng các công trình xây dựng cơ bản ven biển. Thời gian qua, Cà Mau đã xử lý khắc phục tại những điểm xung yếu trên 23,6km với tổng mức đầu tư hơn 650 tỉ đồng. Trước mắt, Cà Mau kiến nghị Trung ương hỗ trợ khoảng 200 tỉ đồng xây dựng 10km kè chống sạt lở tại những vị trí xung yếu trên tuyến rừng phòng hộ biển Đông. Cùng với đó cần phải di dời gần 4.800 hộ dân ở những nơi có nguy cơ thiên tai cao ven sông, ven biển.

Các nhà khoa học lý giải, nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, kênh rạch có thể phân thành 2 khu vực: các sông chịu ảnh hưởng chủ yếu của thượng nguồn (sông Tiền, sông Hậu) và khu vực các sông kênh rạch chịu ảnh hưởng chủ yếu của thủy triều. Sạt lở sẽ gia tăng do thiếu hụt bùn, cát trong lòng dẫn. Giải pháp được các nhà khoa học đưa ra hiện nay là thiết lập quy hoạch chỉnh trị cho hệ thống sông ở ĐBSCL và các sông, kênh rạch. Nghiên cứu ứng dụng các công trình chủ động điều chỉnh phân lưu lượng hợp lý ở các đoạn sông để giảm thiểu sạt lở, nghiên cứu giải pháp hợp lý chống sạt lở các kênh rạch giao thông chính trong vùng. Mới đây, trong chuyến thị sát khu vực sạt lở bờ sông Vàm Nao, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nhận được kiến nghị từ phía An Giang. Theo đó, tỉnh này cần di dời 20.000 hộ dân bị ảnh hưởng do sạt lở (cao gấp 4 lần so với Cà Mau). Hiện mỗi năm trên địa bàn An Giang xảy ra khoảng 20 vụ sạt lở bờ sông, gây thiệt hại khoảng 100 tỉ đồng mỗi năm. Hiện có khoảng 51 đoạn bờ sông đã phát đi cảnh báo nguy hiểm sạt lở, chiều dài 62km, chiếm 40% diện tích giáp sông Tiền, sông Hậu của tỉnh An Giang. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu…

Có thể nói tình trạng sạt lở diễn ra âm ỉ hàng chục năm qua ở ĐBSCL. Đỉnh điểm là sạt lở ở trung tâm tỉnh lỵ (Sa Đéc) của Đồng Tháp, khiến tỉnh này phải di dời trung tâm tỉnh lỵ về thành phố Cao Lãnh. Nhưng tình hình sạt lở hiện nay diễn ra một cách khốc liệt và lan nhanh ra địa phương. Câu chuyện hàng trăm ngàn người dân ĐBSCL một thời phải khổ sở chạy lũ khi con nước ập về, giờ đến lượt phải chạy lở!

An cư lạc nghiệp nên né miệng “hà bá”!

Cách đây gần 15 năm, hàng trăm ngàn người dân ĐBSCL phải luôn trong tư thế chạy lũ cục bộ khi nước lũ từ sông Mekong ập về. Đây phần lớn là những hộ dân sống rải rác theo các tuyến kênh, mương, sông dễ bị tổn thương khi nước lũ tràn về. ĐBSCL đã có cuộc mạng để ổn định cuộc sống người dân. Cụ thể năm 2012, Chính phủ đã triển khai chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ ĐBSCL. Theo đó, đến nay qua thực hiện 2 giai đoạn đã ổn định chỗ ở cho khoảng 200.000 hộ dân trước đây thường xuyên phải chạy lũ (giai đoạn I là 146.000 hộ dân, giai đoạn II là 61.000 hộ dân).

Câu hỏi đặt ra là vì sao tình trạng sạt lở ngày càng gia tăng ở ĐBSCL trong thời gian gần đây với mức độ ngày càng khốc liệt? Có nhiều nguyên nhân cộng hưởng tạo nên tình trạng này. Một thông tin đáng chú ý là sau trận hạn - mặn lịch sử năm 2016, các nhà khoa học đã cảnh báo: Tình trạng các nước trên dòng sông Mekong ở thượng nguồn liên tiếp xây dựng các đập thủy điện không chỉ làm nguồn suy kiệt nguồn nước ở hạ lưu sông Mekong, mà lượng phù sa cũng bị chặn lại ở các đập thủy điện. Về cảnh báo này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, đánh giá rõ ràng. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát tràn lan cũng góp phần đẩy nhanh quá trình sạt lở theo các tuyến sông trong vùng. Không chỉ sạt lở mà gần đây tình trạng sụt lún cũng xuất hiện ở nhiều địa phương. “Sụt lún không phải là vấn đề mới. Nhưng giờ người dân ĐBSCL phải đối mặt với nó với mức độ khốc liệt hơn. Tốc độ sụt lún tăng lên ở các khu đô thị và khu vực khai thác nước ngầm, tạo ra nhiều lo ngại”, PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung (Trường Đại học Cần Thơ) nhận định.

Đáng báo động là nước nhạt tại ĐBSCL được khai thác thông qua hệ thống bơm và được sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, phát triển công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong thời gian gần đây, lưu lượng nước dưới đất được khai thác ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Mức độ khai thác hiện tại đang vượt quá trữ lượng bổ cập tự nhiên (thông qua mưa hoặc từ nguồn nước mặt bổ cập) dẫn đến suy thoái về cấu trúc và trữ lượng của các tầng chứa nước dưới đất. Khai thác nước dưới đất có khả năng là yếu tố chính chi phối sự sụt lún tại ĐBSCL mặc dù không phải là nguyên nhân duy nhất; các khu vực với mức độ sụt lún từ 2-4cm/năm chủ yếu tại các khu vực thấp ở vùng ven biển. Có thể thấy hậu quả của sụt lún còn đáng quan ngại hơn rất nhiều so với các dự báo về rủi ro do biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Có thể nói với đà suy kiệt của lượng phù sa bồi bổ từ dòng Mekong đang đặt ra cho ĐBSCL nhiều thách thức trước vấn nạn sạt lở. Trong đó, cần phải xem xét lại tập quán lâu nay của người dân thích cất nhà ven các tuyến kênh, sông. Trong khi do đặc thù kiến tạo, nền đất ở ĐBSCL thường yếu mềm, người dân lại cất nhà ven sông càng có nhiều nguy cơ sạt lở cao. Đây là một trong những vấn đề cốt lõi khi đề cập đến sạt lở. Theo đó, ngay từ bây giờ chính quyền địa phương cần có những cảnh báo cần thiết để hạn chế người dân xây dựng nhà cửa gần các tuyến sông. Đồng thời, công bố rõ các quy hoạch, tiêu chí xây dựng cần thiết đối với các cụm, tuyến dân cư để người dân có thể “an cư lạc nghiệp”!

Bài, ảnh: CAO PHONG

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
  • Tỷ giá AUD hôm nay 23/3/2024: Giá đô Úc tại Techcombank, MB tăng; AUD chợ đen giảm
  • Phụ nữ Ukraine phải đảm nhận công việc nguy hiểm của nam giới
  • Bỏ lại cả xe ô tô chở thuốc lá lậu
  • Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
  • Kiến tạo trường học hạnh phúc
  • Phong tục cô dâu khóc 1 tiếng/ngày cả tháng trước đám cưới ở Trung Quốc
  • Đồng Nai: Phát hiện nhiều vi phạm qua máy soi container
推荐内容
  • Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
  • Quan chức Mỹ nghi tình báo Ukraine đứng sau vụ tập kích Điện Kremlin
  • Ngân hàng Quốc dân miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc với ông Nguyễn Hồng Long
  • HSBC: Kinh tế Việt Nam phục hồi vững vàng sau giai đoạn “chạm đáy”
  • Tổng Bí thư: Công an Bình Phước phải tiên phong trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy
  • Đề cập nhiều vướng mắc về triển khai ngân hàng điện tử