会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【dự đoán bỉ】Thương cây mắm nơi bãi bồi lấn biển!

【dự đoán bỉ】Thương cây mắm nơi bãi bồi lấn biển

时间:2024-12-23 22:14:20 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:681次

Báo Cà Mau(CMO) Ai chưa đến Cà Mau thường nghĩ đến nơi đây là vùng đất của những tán đước xanh rờn. Cây đước dường như trở thành một loài cây biểu tượng của vùng đất biển.

Người ta thường biết đến cây đước Cà Mau qua những lời ca tiếng hát ân tình “Anh đến quê em đất biển Cà Mau/Có thấy xanh tươi đước rừng bát ngát” (Về Đất Mũi); “Rằng quê Minh Hải mình đây/Đồng xanh thẳng cánh chim bay/Chang đước vươn ra xa khơi” (Trên quê hương Minh Hải)… Thế nhưng, có một loài cây vẫn thầm lặng sinh sôi vun trồng những hạt giống của mình cho vùng đất bồi ngày đêm vươn mình lấn biển. Đó chính là cây mắm.

Trồng cây mắm ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. 

Có đến vùng Đất Mũi, có dịp lướt xuồng trên những bãi bồi, quanh những con kênh uốn lượn, du khách mới thấy được sức sinh sôi mãnh liệt của một loài cây thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn. Cây mắm mọc từng cụm bao dài xung quanh bãi bồi, những cây non tơ có, những cây chồi non xanh rờn cũng có và những cụm mắm mọc dày xa xa giống như một cù lao nhỏ cũng có.

Cây mắm có tên khoa học là Avicennia marina. Có rất nhiều loài mắm như mắm trắng, mắm đen, mắm ổi… Cây con mọc thành bụi, thấp, khi lớn có thân gỗ cao đến 15 m, đôi khi đến 30 m. Hoa có màu vàng cam đến vàng chanh. Vỏ cây trơn màu lục bẩn đến xám tối, có các vết nứt. 

Cây mắm mọc quanh rừng ngập mặn Mũi Cà Mau như một lá chắn giúp bảo vệ bờ biển trước nguy cơ sạt lở do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây có thể nói là một trong những loài cây có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành rừng ngập mặn. Như chúng ta biết, bãi bồi Mũi Cà Mau được hình thành từ sự lắng đọng phù sa của hai con sông lớn là sông Cửa Lớn và sông Bảy Háp. Mắm là cây tiên phong của vùng đất bồi ven biển. Mỗi năm Mũi Cà Mau vươn ra biển được gần 80-100 m cũng một phần nhờ loài cây này.

Đặc điểm của cây mắm là dễ bén rễ ở vùng đất bồi, cắm bộ rễ tua tủa trên phần đất bùn tại bãi bồi, những phần rễ mắm mọc ngược trở lên và tiếp tục giữ lại lượng phù sa bị sóng đánh vào bãi. Đến khi mảnh đất chỗ đó dần dần nổi lên khỏi mặt nước, mặt đất bắt đầu săn lại thì cũng là thời điểm mắm cho trái. Vào khoảng tháng Tư hàng năm là thời điểm cây mắm bị sâu phá hoại trầm trọng. Thời điểm này, cây đước từ phía đất liền bắt đầu lấn chiếm ra phía bãi mắm. Do phải tập trung nhiều vào bộ rễ để giữ đất nên phần thân và tán mắm bị sâu phá hoại trầm trọng chẳng thể nào cạnh tranh lại với đước. Cây đước hưởng phù sa đất mới nên phát triển xanh tốt và lấn át cây mắm. Đước vươn cao đón hết những ánh mặt trời, tán đước che lấp toàn bộ loài mắm, thấp bé hơn bên dưới. Mắm chết dần và trước khi chết vẫn còn kịp ra hoa, kết trái và tung trái, vung hạt về phía chút đất non còn hoà với nước biển. Những hạt mầm lại tiếp tục sinh sôi để giữ đất và đất từ đó lại tiếp tục mở ra. Người dân Cà Mau hay nói “Mắm trước, đước sau...” là như thế.

Theo nhiều người dân Đất Mũi, giá trị kinh tế của loài cây mắm không cao nhưng cũng có thể dùng gỗ thay thế cho các loại gỗ khác với những mục đích khác nhau như làm cột đáy, làm củi đốt, cất nhà,… Lá mắm có thể dùng để hong đuổi muỗi và làm phân xanh bón cây. Hoa mắm chứa đựng nguồn mật để các loài ong hăng say đến xây tổ. Trái mắm có vị đắng chát nhưng lại là nguồn thực phẩm cứu đói cho các cán bộ chiến sĩ ta trong thời kháng chiến “Cất nước từng lon, đói ăn trái mắm/ Mà chẳng một ai muốn rời bỏ nơi này” (Quê anh, quê em - Soạn giả Trọng Nguyễn). Trái mắm như một minh chứng hùng hồn cho sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai của người và đất Cà Mau trong những giai đoạn gian khổ của đất nước. Và điều đặc biệt hơn nữa là cây mắm đen còn được nghiên cứu làm vị thuốc để chữa bệnh, người ta dùng vỏ thân và vỏ rễ mắm để điều trị bệnh phong.

Lịch sử vùng đất Cà Mau trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, công sức và trí tuệ của con người đã đem đến cho vùng đất mới diện mạo xanh tươi, đầy sức sống. Hàng triệu lượt khách hàng năm xuôi về Đất Mũi để đặt chân lên mảnh đất cuối cùng cực Nam Tổ quốc. Mảnh đất ấy luôn sinh sôi nảy nở, vươn mình lấn biển bởi có một loài cây ngày đêm chắt chiu những hạt mầm của mình để tung về bãi bồi nơi phía biển./.

Dương Kim Chuyển

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Thủ tướng: Giáo dục quyết định sự phát triển của xã hội
  • Nhiều địa phương chưa mạnh tay xử lý chó thả rông
  • Thông tin tiếp theo bài viết “trồng dừa trên vỉa hè trong khu đô thị”: Chưa đúng quy định!
  • Hiệp hội Phát triển kinh tế ASEAN hợp tác đầu tư với Đồng Tháp
  • Lộ hình ảnh đầu tiên về bệ phóng tên lửa Triều Tiên phá huỷ
  • Đà Nẵng: Nhà ga quốc tế phục vụ APEC 2017 đã cơ bản hoàn thành
  • Lãnh án vì mang súng đồ chơi đi bắt, giữ người trái pháp luật
  • Đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu: Ngân sách có thêm tiền, doanh nghiệp lo mất miếng
推荐内容
  • Tai nạn giao thông ngày 10/5: 4 xe tải tông nhau liên hoàn gần cầu vượt Quang Trung
  • Nước suối Bưng Viết liên tục đổi màu “lạ”
  • Chú trọng tuyên truyền, nâng cao kiến thức pháp luật cho nữ giới
  • Bổ sung Khu Công nghệ cao Cần Thơ vào quy hoạch
  • Apple Store thiếu linh kiện thay thế trầm trọng vì virus Corona
  • Vận động người dân giao nộp vật liệu nổ, pháo