【tỉ số italia】Tình hình Biển Đông mới nhất hôm nay ngày 20/6/2016
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàtỉ số italiao những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay báo Dân Trí trích từ nguồn Wall Street Journal, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua 19/6 lớn tiếng cáo buộc một tàu cá của nước này đã bị tàu hải quân Indonesia truy đuổi và bắn hỏng khi đang đánh bắt ở vùng biển quanh quần đảo Natuna của Jakarta khiến 1 thuyền viên bị thương.
Trung Quốc tố tàu cá nước này bị tàu hải quân Indonesia ‘quấy rối’, theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh minh họa/EPA
Trong một thông báo phát đi hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng “tố” tàu hải quân Indonesia “quấy rối” các tàu cá của Trung Quốc. Bắc Kinh nói rằng, phía Indonesia đã bắn hỏng một tàu cá và khiến một thuyền viên bị thương. Thông báo nói thêm, một tàu của lực lượng chấp pháp Trung Quốc đã được điều tới hiện trường để vận chuyển thuyền viên bị thương này tới nơi điều trị.
Bắc Kinh cho biết đã trao công hàm phản đối cho phía Indonesia liên quan đến vụ việc nói trên. Trong khi đó, Tân Hoa xã nói rằng, vụ việc xảy ra ở “ngư trường truyền thống” của Trung Quốc. Liên quan đến vụ việc, phía Indonesia ngày 18/6 xác nhận đã bắn cảnh cáo khi phát hiện 12 tàu cá ngoại quốc đánh bắt trái phép ở khu vực quanh quần đảo Natuna thuộc chủ quyền của nước này hôm 17/6.
Tàu hải quân Indonesia đã đuổi theo để truy bắt và cuối cùng bắt giữ được một tàu cá có treo cờ Trung Quốc cùng với 7 thuyền viên gồm 6 nam và 1 nữ. Đây là vụ căng thẳng thứ 3 giữa Indonesia và Trung Quốc trên Biển Đông kể từ đầu năm nay.
Đáng chú ý, vụ việc diễn ra trong bối cảnh tòa án trọng tài quốc tế ở Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vào đầu tháng 7 về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Daniel Fung, chủ tịch Viện Luật quốc tế châu Á – Thái Bình Dương đang tìm cách trì hoãn vụ kiện Biển Đông. Ảnh Xinhua
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, mới đây một tổ chức về pháp lý ở Hồng Kông đã gửi tài liệu lên Tòa Trọng tài Thường trực, cho rằng tòa không có thẩm quyền xét xử vụ kiện "đường 9 đoạn" báo VnExpress đưa tin.
Theo đó, các nhà phân tích đại lục Trung Quốc tin rằng các ý kiến pháp lý được Viện Luật quốc tế châu Á - Thái Bình Dương, có trụ sở tại Hồng Kông, chuyển đến Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague có thể khiến tòa trì hoãn việc ra phán quyết về vụ kiện "đường 9 đoạn", vốn dự kiến đưa ra vào đầu tháng này.
Cụ thể trong một tài liệu pháp lý 41 trang, viện này cho rằng vụ kiện Biển Đông, trong đó chủ yếu là về tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn bao gồm Bắc Kinh và Manila, nằm ngoài thẩm quyền của tòa. Tổ chức này được dẫn đầu bởi luật sư Daniel Fung và quan điểm của họ được một số chuyên gia pháp lý từ Hồng Kông, Anh và Australia, ủng hộ, Xinhua đưa tin.
"Động cơ của chúng tôi không phải là tranh cãi Philippines hay Trung Quốc đúng. Thay vào đó, chúng tôi muốn duy trì sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật quốc tế và sự hoàn thiện của tòa trọng tài - một trong những công cụ của hệ thống", Fung nói trong cuộc phỏng vấn với Xinhua.
Trung Quốc được cho là đang tìm cách bí mật ‘vận động hành lang’ trước ngày tòa PCA ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông. Ảnh minh họa
Giáo sư Xu Xiaobing, một chuyên gia luật quốc tế tại Đại học Thượng Hải Jiao Tong, cho rằng lập trường pháp lý của viện có thể mang đến sự không chắc chắn mới về vụ kiện Biển Đông, đang được cho là nghiêng về phía bất lợi cho Trung Quốc. "Ngày càng có những dấu hiệu cho thấy phán quyết có thể bị hoãn do những diễn biến mới nhất xung quanh vụ kiện", ông nói.
Hiện tòa PCA chưa chính thức trả lời lập luận pháp lý của viện. Theo SCMP, Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch tuyên truyền chưa từng có trong 3 tháng qua để đặt câu hỏi về thẩm quyền của tòa án và tranh thủ sự hỗ trợ từ các quốc gia khác. Ông Basilio Araujo, chuyên gia an ninh biển Indonesia, khẳng định Trung Quốc sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập nếu không tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết khu vực Biển Đông - nơi một số quốc gia Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền. Indonesia tuy không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng lo ngại sớm muộn Trung Quốc có thể mở rộng tuyên bố chủ quyền phi lý với cả quần đảo Natuna mặc dù Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố sẽ không thách thức chủ quyền của Indonesia tại đây.
Oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga: ‘Sát thủ diệt tàu sân bay’ một thời ám ảnh Mỹ(VietQ.vn) - Từng được coi là biểu tượng thời Chiến tranh Lạnh, máy bay Tu-22M3 là ‘sát thủ ném bom’ bao phen khiến các tàu sân bay của Hải quân Mỹ bị ám ảnh.(责任编辑:World Cup)
- ·Đồng hồ Parnis: Gắn 'mác' Thụy Sĩ đánh lừa người tiêu dùng?
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thống Nam Phi
- ·Tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện
- ·Thủ tướng: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tổng cầu, nhất là chính sách tài khoá, tiền tệ
- ·Xổ số Vietlott: Giải Jackpot Mega 6/45 hơn 19 tỷ đồng chờ người ‘rước’
- ·Các công trình Dự án thành phần 4 vô cùng quan trọng đối với sân bay Long Thành
- ·Thủ tướng yêu cầu sửa quy định thống nhất đầu mối quản lý kinh doanh xăng dầu
- ·Khai mạc kỳ thi tuyển dụng viên chức Thời báo Tài chính Việt Nam
- ·Siêu thị GO! và Big C
- ·Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện Đề án 06
- ·Sau siêu bão Idai, duy nhất mạng viễn thông của Viettel tại Mozambique đã được khôi phục
- ·Bộ trưởng Ngoại giao: Tiếp thêm động lực mới cho quan hệ Việt Nam
- ·Đẩy mạnh đấu tranh, triệt phá các điểm tệ nạn ma túy
- ·Làm rõ, xác định hành vi trốn thuế và các sai phạm của Công ty Thành Bưởi
- ·Chuyện lạ có thật: giá vé cáp treo Bà Nà giảm còn 300.000 đồng
- ·Tăng cường phòng, chống tội phạm
- ·Có thể xem xét Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường vào đầu năm 2024
- ·Việt Nam tặng Lào 20 xe điện VinFast
- ·Người Việt ăn 5 tỷ gói mì 1 năm: Các 'đại gia' mì ăn liền 'thu đậm' trăm tỷ
- ·Luật Giáo dục nghề nghiệp: Gần 4 năm áp dụng và những kết quả cụ thể