【bxh giải colombia】Tổng Bí thư: Công tác phát hiện tham nhũng trong nội bộ còn ít do nể nang
Sáng 16/8,ổngBíthưCôngtácpháthiệnthamnhũngtrongnộibộcònítdonểbxh giải colombia tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp
Ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng
Qua thảo luận, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định, trong 6 tháng đầu năm 2023 và từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, hoạt động của Ban Chỉ đạo tiếp tục được đổi mới cả về nội dung và phương thức, nổi bật là nhiều chủ trương, giải pháp, quy định quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTNTC được chỉ đạo sơ kết, tổng kết, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành và triển khai thực hiện quyết liệt, tạo hiệu quả rõ rệt trong công tác PCTNTC.
Trong 6 tháng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTNTC. Nhất là, việc xuất bản, quán triệt Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTNTC, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn đảng, toàn quân, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm; đã ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác cán bộ, trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án,...; quy định về phát huy vai trò của Nhân dân trong phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;... Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung rà soát, giám sát, xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội và PCTNTC, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng, minh bạch, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; khắc phục những sơ hở, bất cập dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 03 Hội nghị toàn quốc về công tác nội chính, PCTNTC; ban hành trên 100 văn bản để tăng cường công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTNTC (tăng 02 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng). Quốc hội đã thông qua 24 luật, pháp lệnh và ban hành nhiều nghị quyết quan trọng; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 335 nghị định, 86 quyết định; các bộ, ngành ban hành gần 1.800 thông tư, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh; cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 218 đảng viên do tham nhũng, 10 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 13 cán bộ diện Trung ương quản lý. Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã tập trung thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 165.000 tỷ đồng (tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2022); kiến nghị xử lý trách nhiệm 784 tập thể, 2.912 cá nhân. Các cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực của Thường trực Ban Chỉ đạo; qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, thi hành án đã chuyển hơn 320 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhiệm kỳ XIII, thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 Uỷ viên, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, 23 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (tăng gần 02 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII). Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 340.000 tỷ đồng (tăng hơn 02 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII), hơn 1.700 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với hơn 6.600 tập thể và gần 18.000 cá nhân. Các cơ quan chức năng đã chuyển gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (tăng gần 02 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII).
Điểm mới trong nhiệm kỳ này là, thực hiện chủ trương của Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã kiên quyết làm rõ trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực được giao quản lý, phụ trách; trên cơ sở đó, khuyến khích cán bộ từ chức, xin thôi chức vụ, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút. Đến nay, Trung ương đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 15 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, nghỉ công tác, bố trí công tác khác gần 150 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 04 cán bộ diện Trung ương quản lý, 65 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp
Chống tham nhũng, rõ đến đâu làm đến đấy
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: "Vừa qua chúng ta đã làm công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực càng ngày càng có kinh nghiệm, càng ngày càng có hiệu quả, càng ngày càng được dư luận hoan nghênh ủng hộ đồng tình đánh giá cao. Chúng ta đã làm đồng bộ, kiên quyết có sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả cao, các vụ việc đều phát hiện sớm chỉ đạo xử lý kịp thời nghiêm minh, kiên quyết nhưng có lý có tình. Kiên quyết đến mức trốn chạy cũng không được, trốn ra nước ngoài thì chúng ta xử vắng mặt, không thể nào chạy thoát được. Đúng như tinh thần tôi nói rõ đến đâu làm đến đấy, thực tiễn sẽ cho ta thêm kinh nghiệm bổ sung, rồi mai kia thành một cái lý luận về đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực của Việt Nam."
Hội nghị cũng đánh giá công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước được chỉ đạo xử lý bài bản, thận trọng, nghiêm minh, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã khởi tố, điều tra 452 vụ án/1.409 bị can về các tội tham nhũng (tăng 155 vụ/727 bị can so với cùng kỳ năm 2022). Riêng các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 07 vụ án/37 bị can, khởi tố bổ sung 149 bị can trong 15 vụ án; kết thúc điều tra 07 vụ án/107 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 02 vụ án/34 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 09 vụ án/175 bị can; xét xử sơ thẩm 10 vụ án/131 bị cáo; xét xử phúc thẩm 07 vụ án/62 bị cáo.
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã khởi tố, điều tra 1.304 vụ/3.523 bị can về các tội tham nhũng (tăng hơn 2 lần về số vụ án và hơn 3 lần về số bị can so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng); hoàn thành xét xử 23 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nổi bật là, các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, trên diện rộng, vi phạm có tính hệ thống, có tổ chức, cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân (Như: Vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án xảy ra tại Công ty AIC; các vụ án liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài sản nhà nước xảy ra tại Bình Thuận; vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm đăng kiểm;...); đã khởi tố nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý hình sự 31 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó, có 02 Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng; 04 Bí thư, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; 05 Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng; 07 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 02 Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ và 09 sỹ quan cấp tướng của lực lượng vũ trang); điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt các bị can, bị cáo đang bỏ trốn trong các vụ án xảy ra tại Công ty AIC và một số địa phương, tạo bước đột phá trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực.
Đặc biệt, Công tác thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực; giám định, định giá tài sản; phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực và những khâu yếu trước đây được tập trung chỉ đạo, tạo bước chuyển biến tích cực. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo, trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 2.100 tỷ đồng trong các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thu hồi được trên 53.000 tỷ đồng (tăng gấp 2,5 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII); trong đó đã thu hồi được nhiều tài sản tẩu tán ra nước ngoài; điển hình như đã thu hồi gần 2,7 triệu USD Mỹ và 127.000 đô la Singapore của Phan Sào Nam ở nước ngoài. Ban Chỉ đạo đã thành lập 08 Đoàn kiểm tra về công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, xử lý nguồn tin về tội phạm tham nhũng, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản. Qua kiểm tra đã chấn chỉnh, khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này. Thường trực Ban Chỉ đạo cũng đã tổ chức Hội nghị chuyên đề và có nhiều chỉ đạo để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến trong công tác giám định, định giá tài sản liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Công tác PCTNTC trong các cơ quan chức năng PCTNTC và ở địa phương, cơ sở được chỉ đạo đẩy mạnh, bước đầu khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã khởi tố 419 vụ án/1.324 bị can về tội tham nhũng (tăng 252 vụ án/989 bị can so với cùng kỳ năm 2022); nhiều địa phương đã khởi tố cả cán bộ nguyên là Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện. Các cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời các cán bộ, đảng viên tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực. Trong 6 tháng đầu năm 2023, đã phát hiện, xử lý trên 120 trường hợp cán bộ, đảng viên trong các cơ quan này có sai phạm do tham nhũng, tiêu cực, trong đó xử lý hình sự hơn 60 trường hợp. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý kỷ luật hơn 590 cán bộ trong các cơ quan chức năng PCTNTC, trong đó có hơn 200 trường hợp bị xử lý hình sự.
6 tháng, báo chí đăng tải hơn 12.800 tin, bài về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Trong công tác thông tin, tuyên truyền về PCTNTC đã có nhiều đổi mới; vai trò của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, báo chí, nhân dân trong công tác PCTNTC được phát huy tốt hơn. Theo đó, các cơ quan truyền thông, báo chí đã thông tin, tuyên truyền sâu sắc, đậm nét hơn, xây dựng nhiều chuyên mục mới, diễn đàn nghiên cứu, trao đổi, phân tích chuyên sâu, số lượng tin, bài về công tác PCTNTC được đăng tải nhiều hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan báo chí, truyền thông đã đăng tải 12.831 tin, bài về công tác PCTNTC (tăng hơn 02 lần so với cùng kỳ năm 2022). Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã đăng tải 29.678 tin, bài về công tác PCTNTC (tăng gần gấp 03 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII). Qua đó, tạo sự lan tỏa lớn, đồng thuận, ủng hộ cao của cán bộ, đảng viên, nhân dân và bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh PCTNTC ở Việt Nam. Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập trung giám sát nhiều chuyên đề liên quan đến công tác PCTNTC, như: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế;... Tuy nhiên,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ một số tồn tại hạn chế trong thời gian qua: "Công tác phát hiện tham nhũng tiêu cực trong nội bộ còn ít chính là do nể nang, do tinh thần đấu tranh kém vì các mối quan hệ họ hàng anh em làng xóm, nhưng vừa qua ta lại làm được. Một số vụ việc thì xử lý cũng chưa nghiêm, chưa đủ mức răn đe, vẫn có hiện tượng là quyền anh quyền tôi, cua cậy càng cá cậy vây, anh nào ngành nào thì bảo vệ ngành của mình; đây là những vấn đề tôi suy nghĩ là sắp tới còn phải làm tiếp nữa không chỉ các ngành các cấpcác địa phương và bản thân mỗi ngành cũng phải chống phòng, chống tham nhũng tiêu cực ngay trong ngành mình."
Chính vì vậy, những tháng cuối năm 2023 và thời gian tới, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo và các Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ như chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế để PCTNTC. Trọng tâm là sớm hoàn thiện thể chế về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực; về bảo vệ người tố cáo, cung cấp thông tin về tham nhũng, tiêu cực. Khẩn trương khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật đã được chỉ ra qua rà soát và các vấn đề cụ thể mà các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đã kiến nghị, đề xuất. Hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai, Luật Đấu giá tài sản, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản và các dự án luật khác liên quan đến PCTNTC; khẩn trương ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: "Cho nên là sắp tới dự báo là tình hình còn khó khăn vì tính chất công việc này là rất phức tạp, nhạy cảm. Chính vì thế mà yêu cầu đặt ra là chúng ta phải luôn luôn tổng kết rút kinh nghiệm thành bại, tinh thần là phải làm kịp thời hơn nữa, quyết liệt hơn nữa nhịp nhàng hơn nữa, phải kiên quyết kiên trì không nể nang, không chịu bất cứ sức ép nào cả, phải xây dựng cho được những chính sách thể chế cơ chế một cách chặt chẽ thiết thực hơn, quyết liệt hơn. Một điểm nữa là phải có sự phối hợp anh ăn khớp nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan chức năng làm công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực. Vừa qua là tốt rồi sắp tới phải tốt hơn nữa cho nên phải xây dựng cho được một thể chế cơ chế, chính sách quy định để ngăn chặn từ sớm từ xa. Tôi vẫn nói là giữ nước từ khi nước chưa nguy."
Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực
Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực
Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu, tăng cường phối hợp, chủ động xử lý các vướng mắc trong giám định, định giá, cung cấp tài liệu; đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Phấn đấu từ nay đến hết năm 2023 kết thúc điều tra 07 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 09 vụ án, xét xử sơ thẩm 11 vụ án, xét xử phúc thẩm 07 vụ án, kết thúc xác minh, giải quyết 11 vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Nhất là tập trung đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố xét xử các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á, Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Sở Y tế Quảng Ninh và Công ty AIC, giai đoạn II vụ án xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi;…
Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và khẩn trương hoàn thành thanh tra, giám sát các chuyên đề theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm của các tổ chức đảng và đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Tiếp tục rà soát, xem xét cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị. Tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Triển khai kiểm tra chuyên đề về công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật của Nhà nước; hoàn thành các Đề án theo Chương trình công tác năm 2023 của Ban Chỉ đạo. Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, báo chí và nhân dân trong đấu tranh PCTNTC. Và tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở.
Tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực cũng thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 10 vụ án, 1 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật.
Văn Hiếu/VOV
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tai nạn giao thông ngày 8/5: Xe tải húc đổ bốt cảnh sát giao thông
- ·Phát động tháng cao điểm dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
- ·Bồi thường xây dựng ngã 4 Đồng Xoài sai pháp luật?
- ·Trường THPT Nguyễn Khuyến kỷ niệm 20 năm thành lập
- ·Thông tin mới nhất về đàn thiên nga được thả ở hồ Thiền Quang
- ·Ngưng thu gom rác, chợ Minh Hưng “bốc mùi”
- ·Thanh niên xuất sắc nhận Giải thưởng Lương Ðịnh Của
- ·Hơn 20 ngàn phần quà tặng người nghèo đón tết
- ·Thủ tướng yêu cầu báo cáo, nêu rõ trách nhiệm việc tăng giá thịt lợn
- ·300 người nghèo được tặng quà tết
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Duy trì khí thế tấn công, trấn áp mạnh mẽ tội phạm tín dụng đen
- ·Thanh niên Bình Phước tiên phong nhập ngũ
- ·Ươm “mầm xanh” nơi biên cương
- ·HĐND tỉnh giám sát thực hiện giảm nghèo tại hai xã Lộc Quang, An Khương
- ·Bảng giá xăng dầu Giá xăng dầu hôm nay 18/3
- ·Giải quyết vướng mắc khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến
- ·“Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV ”
- ·Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang dự Khai mạc Army 2023
- ·Mỹ: Gần 20 người chết trong vụ sạt lở đất ở California
- ·Cuộc thi “cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước”