【xem kq bd】'Khai tử' chứng minh nhân dân kiểu cũ từ năm 2025
Theửchứngminhnhândânkiểucũtừnăxem kq bdo Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an), thời gian “khai tử" chứng minh nhân dân kiểu cũ, chính thức đổi tên căn cước công dân thành căn cước, sẽ có hiệu lực từ năm 2025.
Ngày 1-4, Cục Cảnh sát Quản lý Hành Chính về Trật tự xã hội thông tin về 10 điểm mới của Luật Căn cước (Số 26/2023/QH15, có hiệu lực từ 1/7/2024).
Trong 10 điểm mới, điểm đáng chú ý là "khai tử" chứng minh nhân dân từ 1/1/2025. Chứng minh nhân dân còn thời hạn vẫn được sử dụng đến ngày 31/12/2024.
Từ năm 2025, chứng minh nhân dân kiểu cũ sẽ bị "khai tử".
Các điểm mới khác của Luật Căn cước đang được dư luận và xã hội quan tâm là:
Chính thức đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước. Giá trị sử dụng của Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 1/7/2024 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước; Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng. Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước.
Luật Căn cước cũng quy định việc mở rộng đối tượng được cấp thẻ căn cước: Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu; Công dân Việt Nam không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nếu được cập nhật thông tin nơi ở hiện tại vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Liên quan đến việc cấp Thẻ Căn cước cho người dưới 6 tuổi, Luật Căn cước chỉ rõ: Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia; Không thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi.
Về việc cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch: Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam, chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên; Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Về việc bổ sung quy định cấp Căn cước điện tử: Mỗi công dân Việt Nam được cấp 1 Căn cước điện tử. Căn cước điện tử của công dân được cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (VNeID); Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
Liên quan đến việc thu thập thông tin sinh trắc học: Thu nhận thông tin sinh trắc học mống mắt đối với công dân từ đủ 06 tuổi trở lên khi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp khi thực hiện thủ tục cấp căn cước.
Về việc bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước: Thông tin tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp thẻ căn cước; Việc sử dụng thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chính phủ kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2018
- ·Máy cắt cỏ đạt kỷ lục thế giới với tốc độ 'khủng khiếp' 230 km/h
- ·Bán tải kéo rơ moóc quá khổ, bị lật nhào
- ·Mô hình Kia Sorento bằng gỗ độc đáo của thợ Việt
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 301 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Nên mua xe ô tô giá 300 triệu hay Honda Sh biển số đẹp lấy may
- ·Những mẫu xe có tỷ lệ “dính” tai nạn nhiều nhất
- ·Tôi rửa sạch và đổ đầy xăng trước khi cho bạn mượn xe, lúc nhận lại thì…
- ·Danh tính 10 công ty ở Hà Nội bị đề nghị xử lý hình sự do nợ hơn 20 tỷ tiền bảo hiểm
- ·Tài xế chạy ô tô chở cây thông với tốc độ 294 km/h
- ·Thẩm mỹ viện Việt Sing: Tiếp tục ‘bất chấp’ thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn cơ thể trái phép?
- ·Cảnh sát nhảy qua dải phân cách để tránh tai nạn
- ·Nóng trên đường: Khó đỡ với những pha 'mắt để lên giời' của lái xe
- ·Cây me cổ thụ đổ đè bẹp xe ô tô Camry
- ·Xóa 'độc canh' tín dụng: Muốn nhanh phải từ từ
- ·Top 10 xe bán chậm nhất tháng 8/2021: Ford EcoSport lần đầu góp mặt
- ·Điểm khác biệt của những mẫu xe gầm cao SUV và MPV
- ·VinFast mở dịch vụ sửa chữa lưu động chính hãng đầu tiên tại Việt Nam
- ·Những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid thứ 50 đều có kết quả xét nghiệm âm tính
- ·Xe chữa cháy có được phép đi ngược chiều trên cao tốc không?