【kết quả nantong zhiyun】Tái cấu trúc đội bay, một hãng hàng không có liên quan tới Vietnam Airlines trả toàn bộ máy bay
Tái cấu trúc đội bay,áicấutrúcđộibaymộthãnghàngkhôngcóliênquantớiVietnamAirlinestrảtoànbộmákết quả nantong zhiyun một hãng hàng không có liên quan tới Vietnam Airlines trả toàn bộ máy bay
Hãng hàng không Pacific Airlines chính thức xác nhận việc trả toàn bộ máy bay. Nguyên nhân chính là hãng tái cấu trúc đội bay.
Pacific Airlines xác nhận không còn máy bay nào
Ngày 18/3, hãng hàng không Pacific Airlines thông tin về việc hôm nay là ngày chiếc máy bay cuối cùng của hãng rời khỏi Việt Nam.
Đại diện Pacific Airlines cho biết, đây là bước tiến hành tái cấu trúc đội bay, mạng đường bay của hãng để đảm bảo và gia tăng hiệu quả hoạt động. Trong thời gian này, một số đường bay có thể thay đổi kế hoạch hoặc tạm dừng khai thác. Lịch bay của hãng sẽ được phục hồi và sớm trở lại ổn định trong thời gian tới.
Pacific Airlines cũng đã xây dựng và triển khai phương án đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho hành khách. Những hành khách bị ảnh hưởng sẽ được thông báo lịch bay mới hoặc chuyển sang các chuyến bay của Vietnam Airlines.
Theo lộ trình tái cấu trúc đội bay, Pacific Airlines sẽ thuê máy bay của Vietnam Airlines để nâng cao hiệu quả hoạt động của hãng, cũng như tối ưu hóa nguồn lực trong VNA Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco). Hai bên đã trao đổi và đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để hoàn thành thỏa thuận, sớm đưa máy bay vào khai thác phục vụ hành khách.
Pacific Airlines cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ và phối hợp từ Vietnam Airlines trong việc sử dụng chung một số cơ sở hạ tầng, nguồn lực phục vụ hành khách như quầy thủ tục, phương tiện phục vụ mặt đất.
Cũng theo đại diện Pacific Airlines: “Tái cơ cấu doanh nghiệp là một trong những giải pháp tự thân hữu hiệu, được nhiều hãng trên thế giới và Việt Nam áp dụng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 để lại hậu quả nặng nề, kéo dài cho ngành hàng không. Hoạt động này được đánh giá là cần thiết để Pacific Airlines phục hồi hiệu quả, thích nghi nhanh chóng với môi trường mới và phát triển ổn định trong tương lai.”
Pacific Airlines lỗ hơn 2.000 tỷ trong 3 năm liên tiếp
Pacific Airlines ra đời vào năm 1991, là hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam, hiện Vietnam Airlines nắm giữ gần 99% cổ phần. Do tình hình tài chính rất nghiêm trọng, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán nên Vietnam Airlines cùng các cổ đông đã đi tới quyết định trả hết toàn bộ máy bay của Pacific Airlines để xóa nợ.
Báo cáo thường niên của Vietnam Airlines cho hay, trong năm 2022, Pacific Airlines ghi nhận tổng doanh thu gần 3.487 tỉ đồng, lỗ trước thuế 2.096 tỉ đồng, giảm lỗ 212 tỉ đồng so với năm 2021. Với 3 năm liền lỗ trên 2.000 tỉ đồng/năm từ sau giai đoạn Covid-19, ước tính hiện lỗ lũy kế của Pacific Airlines đến cuối năm 2022 đã lên hơn 10.700 tỉ đồng và vốn chủ sở hữu âm 6.700 tỉ đồng.
Trước đó, từ đầu những năm 2000, kết quả kinh doanh của Pacific Airlines đã liên tục thua lỗ. Tháng 4/2007, Pacific Airlines bất ngờ ‘bén duyên’ với Qantas Airways. Khi đó, hãng hàng không đến từ Australia ký hợp đồng đầu tư với SCIC về việc mua lại 30% cổ phần của Pacific Airlines để trở thành cổ đông chiến lược. Qantas tham vọng đưa hãng hàng không giá rẻ của riêng mình là Jetstar Airways xuất hiện trên bản đồ châu Á.
Theo thỏa thuận ban đầu, Qantas sẽ đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của Pacific Airlines, sau đó sẽ đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Nhờ số tiền này mà Pacific Airlines có thể cắt lỗ, nhưng đổi lại sẽ chuyển sang dùng thương hiệu Jetstar Pacific Airlines.
Dù được đầu tư mạnh tay, đến cuối năm 2011, Jetstar Pacific chỉ chiếm khoảng 17% thị phần hàng không nội địa tại Việt Nam. Do hậu quả của nhiều năm lỗ liên tiếp, hãng phải tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động.
Cũng trong năm 2011, Vietnam Airlines đã nhận tiếp nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước của Jetstar Pacific từ SCIC với gần 69% cổ phần và một lần nữa trở thành công ty mẹ của hãng hàng không này. Bằng kinh nghiệm của mình, Vietnam Airlines được giao nhiệm vụ đưa Jetstar Pacific trở lại đà phục hồi và phát triển đội bay.
Sau quá trình tái cơ cấu của Vietnam Airlines, Jetstar Pacific từng bước giảm lỗ và bắt đầu có lãi 2 năm liên tiếp 2018 và 2019. Tuy nhiên, ngay sau đó dịch Covid-19 ập đến khiến ngành hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề, Pacific Airlines lại tiếp tục đà thua lỗ của mình.
Tháng 10/2020, Qantas Group thực hiện các thủ tục rút khỏi Pacific Airlines và chuyển giao lại 30% cổ phần cho Vietnam Airlines theo hình thức tặng lại.
Trước tình hình hết sức khó khăn của Pacific Airlines, Vietnam Airlines cho biết tiếp tục triển khai những giải pháp phối hợp nguồn lực, đàm phán với nhà cung cấp việc giãn/hoãn thanh toán, hỗ trợ giảm giá nhằm giúp hãng này vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
- ·Hà Nội đề xuất cho xe chạy chung làn buýt nhanh BRT
- ·Tư vấn tuyển sinh năm 2015
- ·Công bố danh sách 38 cụm thi Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2015
- ·Đoàn thanh niên Bình Phước và Chămpasắk ký biên bản ghi nhớ
- ·Phó Thủ tướng phê bình Hà Nội, yêu cầu giao trả đất cho dân
- ·Định mức số lượng người làm việc ở nhà trẻ, trường mẫu giáo
- ·Điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 năm học 2015
- ·Không được ép học sinh mua sách tham khảo
- ·Con trai đại gia mua SUV BMW 2 tỷ làm quan tài chôn cất bố
- ·Quy định ngưỡng điểm tuyển sinh năm 2015
- ·Điểm chuẩn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm 2018
- ·Nguyễn Đình Dương
- ·Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Học sinh lo lắng khi đăng ký là điều cần thiết
- ·Kỳ thi THPT quốc gia 2015 chính thức bắt đầu
- ·Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra, làm rõ nguồn nước sạch sông Đà bị ô nhiễm
- ·613 học sinh đạt giải Olympic 19
- ·Tổng kết chiến dịch thanh niên tình nguyện hè tại huyện Bù Đốp, năm 2015
- ·Binh đoàn 16 sơ kết một năm hoạt động của trí thức trẻ tình nguyện đợt 3
- ·Lo ngại biến tướng, nhiều đại biểu quốc hội muốn cấm đòi nợ thuê hoạt động
- ·Sôi nổi Hội trại thanh niên, sinh viên Việt Nam tại châu Âu