【kq.bd anh】Hàng nông thôn sao vẫn khó vào siêu thị?
Nhà phân phối rộng cửa
Có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất và phân phối đã gặp nhau trong chương trình kết nối cung-cầu. Đó là thông tin được lãnh đạo Bộ Công Thương đưa ra tại Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Bắc năm 2015 diễn ra ngày 1-10.
Theo đó, tại Đà Nẵng đã ký được hơn 45 biên bản thỏa thuận, TP. HCM hơn 40 biên bản và tại hội nghị tại phía Bắc có 49 biên bản.
Đáng chú ý, hầu hết các nhà phân phối, bán lẻ tham gia hội nghị này đều cho biết, họ chào đón các doanh nghiệp trong nước đưa hàng đến phân phối tại hệ thống.
Chia sẻ những kinh nghiệm khi kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam, ông Naohisa Saeki, Giám đốc phụ trách mua hàng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn AEON Việt Nam cho rằng, khi mới vào Việt Nam, doanh nghiệp này đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm các đối tác cung cấp hàng hóa.
Bởi lẽ, thông tin về các nhà sản xuất có uy tín rất ít nên doanh nghiệp này phải có hẳn một bộ phận chuyên nghiệp để tìm hiểu và kết nối với nhà cung cấp sản phẩm để đưa vào siêu thị.
Và đến nay, 90% hàng hóa được bày bán ở AEON là được mua từ nhà cung cấp Việt Nam. Vị này cũng khẳng định: “Không phân biệt doanh nghiệp lớn nhỏ, chỉ cần hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và nguồn hàng là có thể tiến hành đàm phán và ký kết”.
Hiện hầu hết các sản phẩm của Việt Nam đều đáp ứng được tiêu chuẩn mà AEON Việt Nam đưa ra, nhưng cái chính là sản phẩm đó phải hướng vào người tiêu dùng và tạo ra ý tưởng mới.
Còn theo bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (hệ thống siêu thị Fivimart), cả 3 hội nghị kết nối cung cầu do Bộ Công Thương tổ chức, doanh nghiệp đều tham gia và mang được nhiều sản phẩm các vùng miền về phục vụ cho người tiêu dùng. Theo đó, hàng hóa ở các vùng miền như Lạng Sơn, Thái Bình, Sơn La, Hải Dương... đã được bày bán tại hệ thống siêu thị Fivimart.
Về quy trình đưa hàng vào Fivimart, bà Hậu cho biết, nhà cung ứng hàng hóa mang sản phẩm đến siêu thị kèm theo các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Nếu sản phẩm đáp ứng yêu cầu của siêu thị là có thể đưa hàng vào. “Fivimart mở rộng cửa để đón nhà sản xuất đến”, bà Hậu nói.
Sao vẫn khó?
Có thể thấy, việc các siêu thị hướng đến hàng Việt là rất tốt, tạo điều kiện kết nối và tăng cường phối hợp giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ và phân phối sản phẩm, hàng hóa trong nước.
Thế nhưng, đứng từ phía nhà cung cấp, những nhà sản xuất cho rằng, họ cũng khó đưa hàng vào các hệ thống siêu thị, nhất là những sản phẩm nông sản.
Bà Đỗ Thị Đức Lý, Tổng giám đốc Công ty CP Chè Tân Cương Hoàng Bình (Thái Nguyên) cho hay, tất cả sản phẩm chè của doanh nghiệp đều theo tiêu chuẩn ISO. Hiện nay sản phẩm chè của doanh nghiệp đã có mặt hầu hết tại các nhà phân phối ở các tỉnh, thành phố trên cả nước nhưng hiện các sản phẩm chất lượng cao mới vào các siêu thị mini, siêu thị gia đình, còn tại các siêu thị lớn, mới chỉ chè phân khúc trung bình là "len" chân vào được. Nguyên nhân theo bà Lý là do sản phẩm của doanh nghiệp chưa cạnh tranh với giá và nhãn hiệu của nhiều công ty khác.
Thừa nhận khó khăn này của doanh nghiệp, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, hiện nay doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, hạn chế khi tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn khi vào bán tại chợ truyền thống hay siêu thị. Có nhiều hàng hóa sau khi đã ký kết hợp đồng nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu của các siêu thị thậm chí không đủ nguồn hàng cho nhà phân phối do vậy thỏa thuận đã không thực hiện được.
"Đây là một vấn đề cần khắc phục và các doanh nghiệp phải đảm bảo minh bạch khi cung cấp thông tin nhằm hiện thực hóa các hợp đồng đã ký kết," bà Thoa nói.
(责任编辑:La liga)
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Cách giảm cân đặc biệt của nàng mẫu khó tính
- ·Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
- ·Người phụ nữ bị sán lá gan ký sinh khắp cơ thể
- ·Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- ·Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh sán lợn/sán dây ở người
- ·Chế độ nghỉ thai sản của nam giới khi vợ sinh con như thế nào
- ·Một học sinh bị nát bàn tay do đốt pháo tự chế
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·4.000 trẻ Bắc Ninh về Hà Nội xét nghiệm, 561 trẻ dương tính với sán lợn
- ·Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- ·Phòng ngừa thoái hóa khớp từ khi còn trẻ
- ·Đau lưng sau khi quan hệ tình dục, cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
- ·Nikkei: Sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại
- ·Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- ·Tốn 34 triệu trị rối loạn cương dương, không ngờ cậu nhỏ cong 90 độ
- ·FPT thành lập FPT Smart Cloud Japan
- ·Anh phê duyệt vụ sáp nhập 19 tỷ USD giữa hai nhà mạng
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Bỏ 200 triệu đi cấy tóc chữa hói, quý ông Hà Nội nhận trái đắng