【xem kết quả hôm nay】Đối mặt thách thức mang tên “kết nối”
Cơ hội đang bị thu hẹp
Theo Ngân hàng Thế giới, chính sách nhất quán của Việt Nam về mở cửa đầu tư và thương mại đã mở đường cho những thành tựu lớn về năng lực cạnh tranh XK. Thương mại tăng trưởng nhờ vào các chuỗi giá trị toàn cầu và Việt Nam đã nổi lên trở thành một công xưởng của châu Á, chuyên về các chức năng gia công lắp ráp, chủ yếu cho các DN FDI. XK và hàm lượng NK trong XK đã tạo điều kiện giúp Việt Nam nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong nước trong tổng kim ngạch XK với tốc độ tăng 16,6% mỗi năm.
Tuy vậy, những thành tựu trước đây của Việt Nam về năng lực cạnh tranh XK hoàn toàn nhờ vào những cải thiện từ phía cung trong kết quả XK, bao gồm tăng thâm dụng vốn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo, chế biến.
Theo ông Charles Kunaka, chuyên gia kinh tế trưởng, Vụ Thương mại, Khối Thương mại và Cạnh tranh, Ngân hàng Thế giới, ngã rẽ mà Việt Nam đang đối mặt chính là hoặc tiếp tục phát triển theo hướng làm “cứ điểm” XK cho các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) và tập trung vào các công đoạn gia công, lắp ráp đem lại giá trị gia tăng thấp, hoặc có thể tận dụng làn sóng tăng trưởng hiện nay để đa dạng hóa và vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu để tham gia vào các công đoạn đem lại giá trị gia tăng cao hơn.
“Dư địa dành cho các DN sản xuất trong nước không nhiều do các DN đầu đàn quy mô lớn như Samsung, Ford, Toyota… trong các chuỗi giá trị toàn cầu thường sử dụng cùng các "nhà cung cấp toàn cầu" ở khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, các công đoạn giá trị cao (đổi mới sáng tạo, thiết kế, sản xuất phụ tùng, cấu kiện lõi) nằm ngoài Việt Nam. Việt Nam trở nên bị kẹt ở "bẫy giá trị gia tăng thấp" do không thể phát triển các chức năng có giá trị cao hoặc cần năng lực đổi mới sáng tạo và Việt Nam đứng trước rủi ro về lâu dài khi các đối thủ cạnh tranh có chi phí thấp hơn hút đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam”, ông Charles Kunaka nhấn mạnh về những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt.
Cần cải cách toàn diện đòn bẩy chính sách
Đề cập đến vấn đề kết nối giữa DN trong nuớc và DN FDI còn lỏng lẻo, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục truởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng có một bất cập là hiện nay, theo báo cáo của Cục Đầu tư nuớc ngoài, trong số các DN FDI đầu tư vào Việt Nam thì có tới 82% là DN 100% vốn ngoại, vậy làm sao có thể liên kết để tiếp thu công nghệ, học tập kinh nghiệm được? Cũng theo ông Thắng, DN Việt Nam yếu và thiếu về công nghệ, vốn, thiếu sự liên kết, đây là tồn tại của quá trình phát triển. Hiện nay DN tư nhân ra đời chủ yếu là DNNVV, không đáp ứng điều kiện của các tập đoàn lớn như Samsung tại Việt Nam, và hiện mới chỉ có khoảng 300 DN đủ điều kiện để tham gia vào chuỗi cung ứng cho các DN FDI. Một trong những nguyên nhân, theo ông Thắng, chính là do thiếu sự hỗ trợ tích cực của DN FDI trong lĩnh vực này. Nếu DN FDI dành một phần lợi nhuận của họ hỗ trợ DN Việt Nam trong đào tạo và cung ứng công nghệ thì đã khác, nhưng thực tế là DN FDI chỉ biết đặt ra các yêu cầu, trong khi sự quan tâm đúng mức về thị trường lâu dài còn thiếu. “Thay vì chỉ đòi hỏi phải đáp ứng điều kiện, các DN FDI nên dành một phần lợi nhuận thu được để quay sang đào tạo đội ngũ lao động, hỗ trợ công nghệ, thiết bị cho DN Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian qua Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho DNNVV, song thực hiện chưa đến nơi đến chốn do đó việc tiếp cận của DNNVV rất khó khăn. Bên cạnh đó, còn nhiều vướng mắc trong cả thế chế, lẫn quản lý, điều hành. Chính phủ cần đảm bảo sự thực thi hiệu quả chính sách của nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường quản lý, giảm thiểu thủ tục hành chính”, ông Thắng đề xuất.
Dưới góc độ DN, ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam cho rằng, để tạo ra sự kết nối giữa các DN, Chính phủ nên kết hợp với các hiệp hội DN tổ chức các đối thoại giữa các DN có nhu cầu sử dụng các chi tiết của ngành công nghiệp hỗ trợ, xác định tiêu chuẩn, kết nối để một số DN tiên tiến nhất bắt mối được với nhau. Trong quá trình đó, có thể phát sinh các chi phí như chi phí xúc tiến thuơng mại, chi phí xây dựng tiêu chuẩn, chi phí tổ chức trao đổi thông tin, chi phí giám sát quá trình… thì Chính phủ hoặc các hiệp hội nên có sự hỗ trợ. Ông Giám cũng cho biết, để hỗ trợ DN kết nối vào chuỗi, Bộ Công Thuơng đang có những giải pháp cụ thể, chi tiết như kết hợp với một số hiệp hội để giới thiệu các DN có thị trường phân phối ở Việt Nam hoặc ở các thị trường đích như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…, qua đó, giới thiệu các phương thức, cung cách, yêu cầu và chắp nối các DN, dẫn các DN đi khảo sát chuỗi, tiến hành gặp gỡ, ký hợp đồng. Những cách thức kết nối đang đươc triển khai sẽ giúp cho DN tham gia chuỗi, tiếp cận thị trường hàng hóa được tổ chức tốt hơn.
Theo đại diện Ngân hàng Thế giới, để đạt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, nâng cao giá trị gia tăng, tạo thêm cơ hội cho các nhà cung ứng trong nước cần phải có một gói sáng kiến cải cách toàn diện bao gồm thu hẹp khoảng cách chênh lệch về hạ tầng thông qua đẩy mạnh huy động vốn của khu vực tư nhân và áp dụng cách tiếp cận tổng hợp hơn trong phát triển các hành lang giao thông; phát triển các thị trường dịch vụ cạnh tranh và tự do hóa các quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài; hợp lý hóa các thủ tục biên giới để nâng cao minh bạch và khả năng tiên liệu; thúc đẩy quan hệ với các nước phát triển để đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ và đầu tư về công nghệ.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nếu không muốn trong các năm tới phải tiếp tục đặt câu hỏi chọn ngã rẽ nào trong chuỗi giá trị toàn cầu cho Việt Nam thì Nhà nước cần phải thay đổi nhanh và hoàn toàn hệ thống đòn bẩy chính sách. Tư duy về những chính sách hỗ trợ cho cộng đồng DN hiện nay phải được thay đổi, hỗ trợ phải rất cụ thể thì sự phát triển của DN, tăng trưởng của nền kinh tế nói chung mới có thể theo hướng tốt hơn.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tình chị duyên em
- ·Khách hàng Imperia Sky Garden may mắn nhận thưởng 2,8 tỷ đồng
- ·EU lo ngại việc Nga và Triều đẩy mạnh hợp tác quân sự
- ·Ma trận thực phẩm chức năng cho người bệnh ung thư
- ·Mẹ con không có tiền, xin cô chú cứu con với!
- ·Tây Ninh cảnh báo dự án “ma” Khu dân cư Bến Cầu
- ·Căn hộ nhỏ mà ‘chất phát ngất’ hóa ra nhờ bí kíp này
- ·Thêm “cú hích” cho kế hoạch đổi mới sáng tạo của Trung Quốc
- ·Sau 3 tháng khởi tố, một vụ hủy hoại tài sản vẫn chưa… có gì mới
- ·Ông chủ nước sạch sông Đà sở hữu loạt đất vàng tại Hà Nội
- ·Cảm động câu chuyện 'chồng tàn nuôi vợ phế'
- ·Biệt thự xa hoa dưới lòng đất dành cho giới siêu giàu
- ·Cư dân Vinhomes Smart City ngỡ ngàng trải nghiệm vườn Nhật Bản trước khi nhận bàn giao
- ·Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0
- ·Agribank chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Long An
- ·Bên trong biệt thự sang trọng ở Las Vegas có thác nước, bãi biển nhân tạo
- ·PNR Holding gia nhập thị trường bất động sản
- ·TP.HCM khan hiếm đất, nhà đầu tư chuyển hướng về Bình Phước
- ·Từ chối nhận con chồng là con nuôi
- ·Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025