【soi kèo juarez】Muôn kiểu cân heo thiếu
Một người bạn lái heo (đã bỏ nghề) trải lòng về chuyện ăn gian trong cân heo hơi. Anh bỏ nghề là vì thấy thất đức quá !
Phía sau cân đồng hồ có lỗ thường được một số lái heo lợi dụng để ăn gian làm giảm số ký heo.
Gia đình có đến 3 đời mua bán heo hơi,ểucnheothiếsoi kèo juarez chuyện ăn gian này anh rành như… cơm bữa. Nó là mánh khóe để có lời nhiều hơn, là “đẳng cấp” của lái heo này với lái heo khác. Từ mánh khóe, đẳng cấp, một bộ phận lái heo tận dụng triệt để xem đó là thủ đoạn nhằm qua mặt người bán để lời về số ký heo và lãi về tiền/kg heo.
Khi không còn đi mua heo nữa, anh tập trung cho việc mần heo để bán. Lúc này, anh có sự giác ngộ là không nên ăn gian người bán heo nữa.
Anh nói rằng, trước và hiện nay, một bộ phận lái heo chỉ ăn gian được người nghèo hay người nuôi heo số lượng ít, chưa biết nhiều về chuyện cân thiếu.
Nói về muôn kiểu cân thiếu, anh kể một lèo.
Như việc ghé nhà người bán heo (đi khoảng 2-3 người), điều đầu tiên là vào chuồng heo xem thử rồi nếu được sẽ tạt nước cho heo lạnh để tiểu tiện. Vậy là heo giảm vài ký, rồi về cho ăn uống lại để cân bán.
Rồi trước đây, khi sử dụng cân đòn, lái heo cài nhíp chỗ đầu đòn cân, hễ ai hạo thì để cân đúng, khi cân heo thì bấm cho nhíp nhảy về một phía, vậy là cân già đi cả chục ký. Điều này đồng nghĩa người bán heo lỗ nặng. Lúc này, nếu người bán có cân nhà để sử dụng thì trong lúc cân, các tay lái heo thực hiện rất nhanh kéo cân và lấy ngón chân cái nâng heo lên rồi chốt liền số ký. Vậy là mất toi cũng cả chục ký.
Khi cân đòn không còn xài, sử dụng cân đồng hồ thì cũng có muôn kiểu mánh khóe.
Xài cân đồng hồ thì phải dùng lồng cho heo vào cân. Đầu tiên là hạo lồng để trừ bì. Lúc hạo, người bán rất sơ ý chuyện có cây đòn gánh phía trên lồng để gánh heo. Khi đặt lên hạo, lái heo để luôn cây đòn nhưng thực chất nó không… thuộc diện trừ bì. Vậy là mỗi con heo mất năm, ba ký. Bán một chục con mất mấy chục ký như chơi.
Hay lồng bắt heo thường làm bởi sắt tròn. Trong ống sắt tròn đó có vài viên bi sắt. Khi hạo để trừ bì, các viên bi luôn ở trong đó. Sau khi thống nhất dùng lồng ấy, cứ mỗi lần cân 1 con heo đem xuống vỏ lãi hay lên xe là các viên bi được lấy ra. Số ký heo thực sự không mất đi nhưng sau đó mỗi lần cân phải trừ bì lồng (lồng sắt được xác định lúc đầu là 30kg thì phải trừ rồi nhân cho số lần cân nhưng thực ra lồng sắt không còn số ký như ban đầu). Người bán lỗ nặng.
Còn nữa, khi thấy lồng không được làm bằng sắt tròn cũng nên để ý, nếu là sắt miếng, khi hạo xong, có thể sau lần cân heo thứ nhất, 1 miếng sắt được rút ra làm lồng nhẹ 5-7kg. Người bán lại thua.
Sau khi kiểm tra không bị qua mặt bởi các thủ đoạn trên, người bán cũng đừng quá tự tin, thậm chí đó là cân đồng hồ của mình. Phía sau cân có 1 cái lỗ, từ đây, lái heo có thể đưa vào một đoạn thép nhỏ (gọi là cựa gà), vậy là mỗi lần cân, heo sẽ mất chục ngoài ký.
Cũng chưa thể… nắm đằng cán khi lái heo còn chiêu dùng trái bưởi non, trái cam chèn vào giữa đáy mặt cân và thân cân đồng hồ. Heo có nặng mấy cũng mất chục ngoài ký; nếu phát hiện thì lái heo nói không biết, cân của nhà mà!
Điều đó cũng chưa hết chiêu khi anh bạn này bật mí rằng, nếu sử dụng lồng heo được hàn bằng sắt chữ V, khi thanh sắt V đó được đặt vào đúng vị trí 2 nút của bàn cân (có 4 nút) thì cân cũng giảm ký.
Thủ đoạn nắm đuôi heo nâng lên để giảm số ký tuy cũ nhưng hiện nay vẫn còn phổ biến. Tận mắt chứng kiến 1 lái heo cân 1 con heo 152kg, anh ta thực hiện 2 lần nắm đuôi nâng lên một cách bí mật, kết quả heo chỉ còn 130kg đúng.
Lái heo còn truyền tai nhau ở Cần Thơ có 1 tay sửa cân rất… tài. Cân đồng hồ nào qua tay anh này thì sẽ… già hơn vài ký đến chục ngoài ký.
Còn nữa muôn kiểu cân thiếu, ăn gian của lái heo và cứ một vỏ lãi heo, xe heo nếu ăn gian trót lọt họ lời trăm ngoài ký.
Ông anh bạn bỏ nghề và không ngại nói lên điều này để mọi người phòng ngừa. Anh nói, muốn không bị ăn gian thì phải dùng cân của mình, tự mình cân, có người đứng, ngồi ở phía trước và phía sau quan sát; trước khi bán nên cân thử heo nhà; nên chú ý đến chuyện bán heo, cân heo chứ không cần trả lời, bàn tán chuyện khác do lái heo khơi gợi; kỹ hơn nữa nên hạo lại lồng sắt mỗi lần cân heo…
Nuôi 1 con heo tốn khá nhiều công sức và tiền bạc; một bầy heo thì tốn kém hơn nữa. Người nuôi muốn có lời chính đáng, người mua có người lại không. Anh bạn kể thêm rằng, coi ăn gian vậy chứ tiền bạc đâu mất tiêu hết, nó không ở với mình lâu.
Nghĩ cũng đúng, lao động chân chính có giá trị bền vững của nó!
L.A
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới đang được cải thiện
- ·Chủ tịch MTTQ Việt Nam hội đàm Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga
- ·Thanh Hoá công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất nhiều nơi
- ·Phó Chủ tịch nước thăm người dân vùng lũ lụt miền Trung
- ·Một số chính sách mới nổi bật sẽ có hiệu lực trong tháng 2/2023
- ·Điều cô giáo tiếp khách không phải là chuyện 'vui vẻ thôi'
- ·Công điện triển khai ứng phó với cơn bão số 6
- ·Việt Nam cán mốc 1 triệu xét nghiệm PCR
- ·Chính phủ yêu cầu trước Tết Nguyên đán không còn xe ùn tắc tại các cửa khẩu
- ·Hội Xuất bản Việt Nam trao 500 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị bão lụt
- ·Sẽ xây dựng Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động
- ·Chủ tịch nước gặp rộng rãi các lãnh đạo APEC
- ·Thông điệp cho chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật
- ·Bộ trưởng Y tế: 4 bác sĩ ngồi 1 giường có chịu được không?
- ·Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị thông báo kết quả Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- ·ASOSAI 14: Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp các Trưởng đoàn dự Đại hội ASOSAI lần thứ 14
- ·TPHCM: Không để dịch Covid
- ·Mỹ tiếp tục tăng thuế hàng hóa nhập từ Trung Quốc
- ·Góp ý quy định chia sẻ thông tin trong xuất nhập khẩu hàng hóa
- ·Ký thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan