【fatih karagümrük – adana demirspor】Khó bán tài sản để thi hành án
Những năm qua,ảnđểfatih karagümrük – adana demirspor dù đã có nhiều cố gắng nhưng công tác thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất hiện nay là việc bán đấu giá tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án.
Giảm giá nhiều lần vẫn không ai mua
Bán đấu giá tài sản là giai đoạn cuối và quan trọng trong quá trình xử lý tài sản để đảm bảo việc thi hành án. Khi tài sản bị cưỡng chế, kê biên đưa ra bán công khai trong một thời gian nhất định, nếu không có người đăng ký mua hoặc có nhiều người tham gia đấu giá nhưng cuối cùng không ai đồng ý mua, thì tài sản đó được xem như đấu giá không thành công. Đây là vấn đề khá phức tạp đối với công tác thi hành án dân sự hiện nay.
Phần đất lúa của ông B. và bà H. sau 14 lần bán đấu giá vẫn chưa có người mua.
Như trường hợp của bà Nguyễn Thị N. và ông Nguyễn Văn T., có tài sản được kê biên, bán đấu giá để đảm bảo thi hành án trong vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Đông Á, tại thị xã Ngã Bảy. Vụ việc xảy ra vào năm 2013, đến nay, phần đất được kê biên, bán đấu giá của ông T. và bà N., diện tích hơn 4.000m2, dù cơ quan THADS thị xã Ngã Bảy đã giảm giá đến lần thứ 7 nhưng vẫn không có người mua.
Hoặc trường hợp của ông Nguyễn Văn Đ., ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy. Phần đất của ông có diện tích hơn 7.000m2, được cơ quan THADS thị xã kê biên, bán đấu giá từ năm 2011, đến nay, sau lần giảm giá thứ 13 vẫn chưa có người tham gia đấu giá. Giá trị của phần đất hơn 7.000m2 hiện chỉ còn khoảng 180 triệu đồng và sẽ tiếp tục giảm nếu thời gian tới vẫn không có người mua.
Trường hợp của ông Bùi Thanh B. và bà Trần Thị H., ở thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, còn kéo dài hơn. Sau 14 lần bán đấu giá không thành, giá trị phần đất hơn 2.000m2 được định giá ban đầu khoảng 220 triệu đồng vào năm 2008 thì nay đã giảm một nửa. Ông B. và bà H. hiện cũng không còn cư trú ở địa phương.
Theo một cán bộ cơ quan THADS thị xã Ngã Bảy, số lượng các vụ việc bán đấu giá tài sản phải kéo dài trong nhiều năm do không có người mua hiện nay không ít. Từ các trường hợp như thế khiến án tồn, khó giải quyết của cơ quan thi hành án ngày càng tăng. Và dĩ nhiên, các tổ chức, cá nhân là người được thi hành án trong trường hợp này sẽ phải chịu thiệt thòi do không thể thu hồi được tài sản của mình.
Nhiều lý do khó bán tài sản
Theo Luật THADS, trong trường hợp từ lần giảm giá thứ 2 trở đi mà không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án. Quy định này về mặt lý thuyết xem như khắc phục được hạn chế trong xử lý tài sản bán đấu giá không thành. Tuy nhiên, trong thực tế, việc người được thi hành án nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án của mình cũng ít xảy ra, chủ yếu là trong các trường hợp do cơ quan thi hành án vận động, thuyết phục người được thi hành án là cá nhân nhận tài sản trong những vụ việc đã kéo dài quá lâu. Còn đối với các tổ chức tín dụng, việc nhận tài sản đấu giá rất khó thực hiện.
Bên cạnh đó, tâm lý ngại mua tài sản bán đấu giá của người dân cũng khiến việc xử lý tài sản trên gặp nhiều khó khăn. Anh Lê Trọng Nghĩa, ở thị trấn Cái Tắc, chia sẻ: “Nếu có tiền thì tôi chọn mua đất ở vị trí thuận tiện hoặc có nguồn gốc rõ ràng, còn đối với tài sản tranh chấp hoặc đã bị kê biên bán đấu giá thì bản thân tôi hoặc người dân khác cũng rất ngại mua vì lý do tâm linh hoặc không phù hợp với nhu cầu”.
Ông Lý Phương Tùng, Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Châu Thành A, cho biết: “Sau mỗi lần giảm giá tài sản, cơ quan THADS lại phải tốn các loại chi phí, thủ tục để tiếp tục tiến hành bán đấu giá. Toàn bộ các khoản chi phí này do cơ quan THADS trả trước và được khấu trừ lại khi tài sản đấu giá được bán. Tuy nhiên, những trường hợp mà thời gian bán đấu giá phải kéo dài và khả năng bán được tài sản không cao thì cơ quan thi hành án phải chịu khoản chi phí khá lớn”.
Trong thực tế, để có thể hạn chế được tình trạng này và giảm số án tồn của mình, cơ quan THADS chỉ có thể áp dụng biện pháp vận động người được thi hành án nhận tài sản hoặc phải tiếp tục giảm giá và bán tài sản đến khi nào có người mua hoặc giá trị tài sản ngang bằng với chi phí cưỡng chế theo quy định mới có thể kết thúc việc thi hành án. Để có kết quả như vậy phải mất rất nhiều thời gian…
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·'Báo VietNamNet mang cơ hội đổi đời cho cha con tôi'
- ·NA deputies discussed amendments to the Law on Telecommunications
- ·Agenda for the fifth plenary session of the 15th NA announced
- ·Việt Nam, Laos foster collaboration in home affairs
- ·Không có 40 triệu đồng mua thuốc, bé gái ung thư buộc phải về nhà cầm cự thuốc Nam
- ·Party, State leaders pay tribute to President Hồ Chí Minh on birth anniversary
- ·Việt Nam attends 20th Shangri
- ·Party, State leaders pay tribute to President Hồ Chí Minh on birth anniversary
- ·Bé gái bị lao cột sống cần được giúp đỡ gấp
- ·Việt Nam calls out flaws in US int'l religious report
- ·Trường hợp không được cấp sổ đỏ
- ·PM calls for greater investment in science and technology
- ·Addressing the aftermaths of war remains a high priority in Việt Nam
- ·PM’s trip to Japan, attendance at G7 expanded summit a success: Foreign Minister
- ·Bán cả bò giống vẫn không đủ tiền cho con chữa bệnh
- ·Việt Nam opposes forced labour, as hundreds rescued from Philippines' illegal casino
- ·Vietnam Fisheries Trade Union raises fishermen's awarness on combatting IUU fishing
- ·Việt Nam opposes forced labour, as hundreds rescued from Philippines' illegal casino
- ·Mẹ ung thư, vợ suy thận, người đàn ông nghèo cầu mong sự giúp đỡ
- ·Việt Nam values comprehensive partnership with US: PM