【số bóng đá】An ninh lương thực thời hạn, mặn
Thiệt hại 1,5 triệu tấn lúa
Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, tình hình xâm nhập mặn ở một số tỉnh, thành sẽ càng nghiêm trọng hơn, khi đỉnh điểm là tháng 4 và đầu tháng 5. Trong số các giải pháp khắc phục, vừa qua Bộ NNPTNT đã liên hệ với Trung Quốc và Lào để họ xả nước xuống sông Mê Kông. Theo đó, từ ngày 15-3, Trung Quốc đã xả nước với lưu lượng 2.190 m3/giây và Lào đã xả nước từ ngày 26-3 với lưu lượng 1.100 m3/giây. Đến 26-3, nước của Trung Quốc đã về tới Lào, cách Việt Nam khoảng 800 km và dự kiến ngày 4-4 tới sẽ về tới Việt Nam. Với lượng nước xả từ Trung Quốc và Lào, khi về tới Việt Nam sẽ giúp đẩy lùi mặn về phía biển khoảng 20 km, nghĩa là vùng dọc sông Mê Kông. Còn những vùng như Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang tình hình xâm nhập mặn vẫn nặng, thậm chí nặng nề hơn. Vùng dọc sông Tiền, sông Hậu sẽ được lợi từ việc xả nước này. |
Theo Bộ NN&PTNT, vụ Đông Xuân 2015-2016, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gieo cấy 1,5 triệu ha thì đã có 1/3 diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn, trong đó, trên có 150.000 ha bị thiệt hại nặng (trên 70% diện tích) và khoảng 340.000 ha bị thiệt hại từ 30-70%. Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, đến nay khu vực Nam Trung bộ ngừng gieo trồng 23.000 ha, riêng ở Ninh Thuận là 45% diện tích gieo trồng lúa; Bình Thuận là 35%.
Từ những con số do Bộ NN&PTNT cung cấp, ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) tính toán: “Với gần 160.000 ha bị mất trắng do xâm nhập mặn, dự kiến chúng ta mất trắng gần 1 triệu tấn lúa, cộng với vùng năng suất bị giảm khoảng 500.000 tấn lúa. Như vậy, thiệt hại cho đến thời điểm hiện tại là 1,5 triệu tấn lúa, chiếm khoảng 3% so với tổng sản lượng lúa mỗi năm của Việt Nam (45 triệu tấn lúa)”.
Trong mấy năm gần đây, sản lượng lúa của Việt Nam ở quanh mức 45 triệu tấn, trong đó sử dụng cho nhu cầu trong nước 30 triệu tấn (gồm ăn, giống và dự trữ), còn lại 15 triệu tấn lúa để XK (tương đương 7 triệu tấn gạo). Với mức thiệt hại 3%, ông Phương cho rằng, chưa ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia, nhưng nếu nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn hơn. Bởi xâm nhập mặn có liên quan trực tiếp từ hạn hán, hạn hán càng nặng thì xâm nhập mặn càng lớn. “Vấn đề này càng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh sông Mê Kông tạo nguồn nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã bị hầu hết các nước ở thượng nguồn xây đập dự trữ nước”, ông Phương bày tỏ lo ngại.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Phạm Tất Thắng, cố vấn cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: “An ninh lương thực với Việt Nam không đến nỗi quá nghiêm trọng. Ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam còn có nhiều nơi khác cũng trồng lúa với nhiều giống lúa ngắn ngày. Ngoài ra, ở cùng một thời điểm trên đất nước ta luôn có sự xen kẽ giữa việc gặt, cấy và lúa thì con gái”.
Không nhất thiết phải là cây lúa
Có thể thấy, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn bắt nguồn từ việc biến đổi khí hậu, hay còn gọi là hiện tượng El Nino. Do vậy, không còn cách nào khác, với thiên tai chúng ta chỉ còn cách đối phó. Việc đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn theo ông Phương có rất nhiều việc phải làm. Giải pháp trong ngắn hạn được rất nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến là thay đổi cơ cấu cấu trồng hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Tức là nếu vẫn muốn giữ trồng lúa thì phải chuyển sang trồng giống lúa chịu nước mặn nhưng cho năng suất thấp hơn. Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp, với những vùng nhiễm mặn thì có thể xen canh lúa tôm. Nhiều vùng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã áp dụng phương pháp này và thu được kết quả khả quan hơn cả trồng lúa.
Hơn nữa, vị chuyên gia này cũng đã khẳng định với phóng viên Báo Hải quan rằng, người nông dân không bao giờ giàu được nhờ cây lúa. “Thái Lan cắt giảm sản lượng gạo để chuyển sang trồng một số loại cây khác như cây mía, xoài, vải thiều do Thái Lan thấy XK gạo không có lợi, giá cao nhưng năng suất thấp. Từ chiến lược của Thái Lan, tôi đang đề xuất chuyển đổi cơ cấu của Việt Nam theo chính sách mới, tức là mạnh dạn chuyển đổi không nên gắn với cây lúa. Chúng ta không nhất thiết phải “nai lưng” trồng lúa mới có cái ăn. Indonesia thiếu gạo phải nhập, Malaysia không cần tự túc về lúa gạo, họ trồng cây dầu”, ông Xuân khẳng định. Bổ sung thêm, ông Thắng cho biết, ngay như Thái Lan, một nước sản xuất và XK gạo lớn nhất thế giới gần đây đã tính chuyện tập trung vào chất lượng chứ không còn đầu tư về số lượng lúa gạo. Vấn đề này, Chính phủ cũng đã khuyến cáo nhưng trên thực tế, nông dân vẫn sản xuất gạo có giá trị thấp. Điều này không còn phù hợp với tình hình.
Trên thực tế, chuyện nước mặn xâm nhập không phải bây giờ mới xuất hiện. Nhiều chuyên gia cho rằng, có lẽ do thiếu sự cảnh báo hay định hướng của cơ quan chuyên trách nên nông dân vẫn cứ trồng lúa, bất chấp thiên nhiên có cho phép hay không. Theo ông Phạm Tất Thắng , tình trạng xâm nhập mặn cũng đã được dự báo từ khá lâu. Hồi năm 1988, vệ tinh Landsat của Mỹ đã dự báo hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu sẽ làm nước biển nhiều vùng trên trái đất dâng cao trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề. Nước biển dâng sẽ làm nhiều diện tích trồng lúa, đặc biệt là lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị thu hẹp, cần phải tính tới chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây khác. Song dự báo này trên thực tế đã đến sớm hơn.
“Điều này cho thấy tầm nhìn của chúng ta còn hạn chế, chưa đánh giá được hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề này. Đáng lẽ ra, chúng ta phải dự báo được tình hình để có biện pháp ứng phó. Thấy các nước láng giềng xây đập chi chít ở trên dòng sông thì phải có phương án đầu tư xây dựng đập chứa nước để ngăn chặn xâm nhập mặn nhưng chúng ta lại không làm, hoặc có làm cũng chỉ là đắp bờ, khoanh vùng không bài bản. Như vậy, chúng ta chưa có phương án, kế hoạch tổng thể cho vùng cửa sông Mê Kông trong khi đã có dự báo từ lâu”, ông Thắng nói.
(责任编辑:World Cup)
- ·Huyện Sóc Sơn sẽ cưỡng chế các công trình 'xẻ thịt' đất rừng
- ·Loạt tài sản ‘khủng’ của ông chủ tòa lâu đài nguy nga 400 tỷ đồng trên đỉnh Tam Đảo
- ·Tòa yêu cầu tạm dừng Nghị quyết thay Chủ tịch HĐQT, ngân hàng Eximbank 'phản pháo'
- ·Nhà khoa học nữ có cơ hội nhận học bổng 150 triệu đồng
- ·NA Chairman underlines strong commitment to reform for national development
- ·Kỳ lạ phương pháp xét nghiệm máu giúp dự báo bệnh tim sớm trước 40 năm
- ·Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phải đáp ứng 5 điều kiện
- ·HĐTV VEC bác bỏ công văn không đúng thẩm quyền của Tổng giám đốc
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Loạt tài sản ‘khủng’ của ông chủ tòa lâu đài nguy nga 400 tỷ đồng trên đỉnh Tam Đảo
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Động thổ dự án thành phố thông minh hơn 4 tỷ USD
- ·Xây dựng môi trường bệnh viện Xanh – Sạch
- ·Bình Dương: Doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng suất nhờ công cụ cải tiến
- ·'Bay qua Hồ Gươm' lọt Top 10 tác phẩm thiếu nhi Việt nổi bật
- ·Gỡ rào cản để nông sản Việt Nam nâng cao giá trị
- ·Loạt dự án thương hiệu Stown lộ vấn đề, khách hàng có nên mua sản phẩm của Tecco Sài Gòn?
- ·Đại gia Nam Định tiền riêng 8 nghìn tỷ, công ty lãi 258 tỷ 3 tháng đầu năm 2019
- ·PM to visit Laos, co
- ·Cách livestream video bán hàng hiệu quả, tăng tương tác trên Facebook