【bồ đào nha hôm nay】CPI tháng 5 dự kiến giảm nhẹ
Lý do, các địa phương vào vụ mùa thu hoạch và việc tiếp tục tăng cường quản lý, bình ổn giá của các bộ, ngành, địa phương sẽ góp phần giữ cho giá cả thị trường không biến động. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự báo sẽ giảm nhẹ so với tháng 4/2018.
Lo ngại giá xăng dầu, gas tăng nhẹ
Trong nhóm các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, giá thực phẩm tươi sống dự kiến ổn định hoặc giảm trong tháng 5 do nhu cầu thị trường không có nhiều biến động. Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tháng 4 biến động không đồng đều. Trong đó, giá thịt lợn tươi sống tăng do tổng đàn đã giảm vì nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tái đàn, nguồn cung chủ yếu phụ thuộc vào các trang trại chăn nuôi lớn. Đến thời điểm hiện tại, giá thịt lợn đã ổn định trở lại. Giá rau củ giảm nhẹ do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào.
Giá đường dự báo cũng không có biến động mặc dù nhu cầu sẽ tăng trong những tháng hè, do nguồn cung đáp ứng đủ. Cùng xu hướng giá cả ổn định có mặt hàng phân bón u rê và thép xây dựng. Trong tháng 4, giá phân bón u rê tại thị trường thế giới tăng do nhu cầu tăng. Trong khi đó, giá trong nước lại tương đối ổn định. Nhu cầu phân bón trên thị trường thấp, giao dịch trầm lắng đã khiến giá ổn định. Vì vậy, Cục Quản lý giá dự báo mặt hàng này trong tháng 5 vẫn tiếp tục ổn định, do nguồn cung dồi dào và nhu cầu chưa tăng mạnh.
Một số mặt hàng có diễn biến giá cả dự báo tăng như thức ăn chăn nuôi, xi măng, gas (LPG), xăng dầu. Tháng 5 vẫn là thời điểm mùa xây dựng, nhu cầu vẫn cao nên giá bán xi măng tại các doanh nghiệp sản xuất có thể tăng nhẹ. Đáng chú ý, giá LPG và xăng dầu dự báo có xu hướng tăng nhẹ trong tháng 5 có thể ảnh hưởng tới CPI.
Kiểm soát quý II để giữ lạm phát theo mục tiêu
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 1,05% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước tăng 2,8%. Trước dự báo CPI tháng 5 khá “êm ả”, một số chuyên gia kinh tế lại lo lắng sức ép tác động lên mặt bằng giá những tháng tới là khá lớn. Trả lời phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, một số tổ chức vừa qua dự báo lạm phát 2018 có thể vượt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra (4% GDP) vì mục tiêu tăng trưởng mạnh có thể ảnh hưởng tới lạm phát. Tuy nhiên, theo ông Long, mặc dù tăng trưởng kinh tế cao có thể gây sức ép lên mặt bằng giá, nhưng CPI năm 2018 vẫn đạt được theo đúng mục tiêu.
Để đạt được điều đó, ông Ngô Trí Long cho rằng “là một thách thức chứ không như năm ngoái”, bởi giá xăng dầu, do tác động của địa chính trị trong thời gian tới, có xu hướng tăng. Đây là mặt hàng đầu vào của nền kinh tế nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tới chỉ số giá tiêu dùng. Bên cạnh đó, vị chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực giá cả này cũng lưu ý đến tác động của yếu tố cung tiền. Theo ông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 1,6% - 1,8%. Đồng thời, đối với một số giá dịch vụ dự kiến tiếp tục điều chỉnh tăng theo lộ trình, như giá dịch vụ giáo dục, cơ quan quản lý cần nghiên cứu cơ chế điều hành để đăng ký lộ trình tăng giá, phân bổ và kiểm soát mức độ, thời điểm tăng giá phù hợp, tránh gây “sốc” cho thị trường.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá trong thời gian tới, như: Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống dự báo tiếp tục ổn định do nhu cầu thị trường không biến động; giá thuốc chữa bệnh cho người dự kiến giảm 10 - 15% theo kế hoạch đấu thầu tập trung quốc gia và đàm phán giá của Bộ Y tế; giá nhóm bưu chính viễn thông dự kiến tiếp tục giảm…
Bên cạnh đó, trong thời gian tới sẽ điều chỉnh giảm giá một số dịch vụ bảo hiểm y tế như giá khám bệnh, giá ngày giường (có loại giảm, có loại tăng) và giảm giá một số dịch vụ kỹ thuật. Theo nhận định của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, việc giảm giá một số dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nằm trong rổ hàng hóa tính CPI sẽ tác động giảm mặt bằng giá cả những tháng còn lại của năm 2018. Trong khi đó, lạm phát cơ bản, tỷ giá, lãi suất hiện vẫn đang được điều hành ổn định sẽ là những yếu tố “không gây khó” cho lạm phát.
Theo Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, việc điều chỉnh tăng giá các dịch vụ do Nhà nước quản lý trong quý II/2018 cần hết sức thận trọng do tác động mạnh đến CPI bình quân năm hơn các quý tiếp theo. CPI các tháng 4, 5, 6 so với tháng trước biến động ở mức dưới 0,2% sẽ tạo thuận lợi và dư địa cho việc kiểm soát lạm phát các tháng cuối năm theo mục tiêu đề ra.
Trước những lo ngại về giá xăng dầu thời gian tới, Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá trong kiến nghị mới đây đã đề nghị Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước hài hòa, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá với liều lượng thích hợp, đồng thời chủ động có kịch bản ứng phó nếu giá xăng dầu tăng cao trong quý II/2018, để tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá cả năm 2018. |
Minh Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·Thủ tướng mong muốn sớm mở đường bay trực tiếp Việt Nam – Séc
- ·Thị trường lúa gạo hôm nay ngày 21/2: Giá lúa gạo ổn định
- ·Giá lợn hơi ngày 15/11 dao động từ 42.000 đồng
- ·Giá vàng SJC tăng vũ bão, vượt 65 triệu đồng 1 lượng
- ·Quảng Ninh: Một chiến sĩ Công an bị lũ quét cuốn trôi
- ·Ngành Thuế tiếp tục giảm 93 chi cục thuế
- ·Tranh cãi chuyện người mẫu khỏa thân để chụp ảnh quảng cáo... giày
- ·Thị trường lúa gạo hôm nay ngày 21/2: Giá lúa gạo ổn định
- ·Chợ Đồng Xuân, Bến Thành bị cáo buộc vi phạm sở hữu trí tuệ: Tổng cục Quản lý thị trường nói gì?
- ·Giá lợn hơi ngày 15/12 giảm mạnh 3.000 đồng/kg
- ·Đáp án đề thi môn Hóa mã đề 201 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Các Bộ trưởng RCEP cố gắng đạt đồng thuận về những vấn đề gây tranh cãi
- ·Khánh thành kênh Cầu Ngòi tại Ninh Thuận do Chính phủ Bỉ tài trợ
- ·Giá cà phê ngày 15/12: Đảo chiều tăng cả 2 sàn quốc tế
- ·Tổ công tác của Thủ tướng nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp
- ·Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong 7 năm
- ·NSƯT Thoại Mỹ: 1 cuộc hôn nhân đổ vỡ, 2 lần hủy hôn và nỗi buồn không con
- ·Vun đắp ước mơ cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- ·Thủ tướng: Kiểm soát dịch và không để đứt gãy nền kinh tế
- ·Việt Nam cam kết thúc đẩy phát triển bền vững