【bet88 kèo】Bỏ hay giữ quy hoạch ngành, sản phẩm?
Thiếu quy hoạch, không quản lý được?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đơn vị soạn thảo Luật Quy hoạch khẳng định chủ trương không lập quy hoạch sản phẩm. Còn quy hoạch ngành chỉ lập ở cấp quốc gia và tập trung lập quy hoạch các ngành hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên cơ sở tiêu chí lựa chọn ngành quy hoạch phù hợp theo từng thời kỳ của đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường và sẽ do Chính phủ quyết định. Những ngành là nguyên liệu đầu vào của sản phẩm được tích hợp trong quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch cấp tỉnh và sau khi các quy hoạch này được phê duyệt các bộ, ngành sẽ triển khai xây dựng các đề án, chương trình phát triển cụ thể phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt.
Bộ NN&PTNT là một trong những bộ đầu tiên bày tỏ sự không hài lòng với dự thảo Luật Quy hoạch. Trong văn bản góp ý dự thảo Luật Quy hoạch do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám ký, bộ này cho rằng: Quy định tại dự thảo Luật chỉ quy hoạch ngành hạ tầng gồm hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, không có các quy hoạch ngành kinh tế hay ngành sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp… là chưa đầy đủ và chưa phù hợp với yêu cầu quản lý đặt ra.
“Bộ NN&PTNT là một bộ đa ngành, đa lĩnh vực, là ngành lớn bao gồm nhiều phân ngành, lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp… Hơn nữa, quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm cả quy hoạch hạ tầng như thủy lợi, đê điều, cảng cá, bến cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá… các quy hoạch này đều có những đặc thù riêng, gắn với định hướng phát triển chung của ngành, do vậy nếu chỉ quy hoạch hạ tầng (gồm thủy lợi, cấp thoát nước như quy định tại dự thảo) là không đầy đủ và không phù hợp yêu cầu quản lý của ngành” - Bộ NN&PTNT bày tỏ quan điểm.
Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị bổ sung quy định về quy hoạch ngành kinh tế hay ngành sản xuất vào dự thảo Luật.
Bộ Công Thương cũng là đơn vị quyết liệt bảo vệ việc giữ quy hoạch ngành và sản phẩm. Dù bày tỏ nhất trí về sự cần thiết phải ban hành Luật Quy hoạch song Bộ Công Thương khẳng định “không nhất trí một số nội dung trong dự thảo Luật Quy hoạch”. Ngoài việc nêu ra những hạn chế cần phải điều chỉnh đối với công tác quy hoạch, theo Bộ Công Thương, cần phải nêu được những ưu điểm của công tác quy hoạch, phục vụ cho việc quản lý Nhà nước hiện nay, đặc biệt là công tác quản lý theo quy hoạch trong những năm gần đây đã đi vào nề nếp. Theo đó, cần phải củng cố thêm và cần thiết phải tăng cường quản lý Nhà nước thông qua các quy hoạch.
Bộ Công Thương cho rằng: Các quy hoạch ngành, lĩnh vực hiện nay được lập, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy trình, phù hợp với chức năng nhiệm vụ quản lý ngành đã được Chính phủ quy định. Trong đó, trước khi thẩm định và trình phê duyệt có lấy ý kiến các bộ, ngành. Vì vậy, việc không thống nhất giữa các quy hoạch ngành, lĩnh vực hiện nay cần phải kể đến nguyên nhân phối hợp không chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong quá trình lập quy hoạch. Theo đó, dự thảo nêu lý do các quy hoạch ngành, lĩnh vực do các bộ, ngành tổ chức lập không thống nhất, từ đó đề xuất bác bỏ quy hoạch ngành để tích hợp trong quy hoạch quốc gia là chưa chuẩn xác.
Để có tính thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, Bộ Công Thương nhất trí có thể tích hợp các quy hoạch mang tính định hướng, phát triển tổng thể như quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển ngành… Tuy nhiên, đối với các quy hoạch ngành quan trọng, có tính chất nền tảng cho các ngành khác như hóa chất, cơ khí, thép; các ngành sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và phân phối sản phẩm cụ thể, đặc biệt là các mặt hàng kinh doanh có điều kiện như rượu, bia, thuốc lá, phân bón, xăng dầu, vật liệu nổ công nghiệp… cần thiết phải lập quy hoạch để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo định hướng đúng cho các nhà đầu tư, tránh lãng phí nguồn lực…
“Sản xuất cái gì, bao nhiêu là do thị trường quyết định”
Về phần Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan này cũng có những lý do để bảo vệ cho chủ trương loại bỏ quy hoạch ngành, sản phẩm. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy một nguồn lực lớn đã phải bỏ ra để “chi” cho việc lập quy hoạch. Cụ thể, tới năm 2013, cả nước có 8.955 dự án quy hoạch thuộc mọi lĩnh vực ở cấp Trung ương lẫn địa phương, với kinh phí lập hơn 6.720 tỷ đồng. Dự kiến tới năm 2020, cả nước sẽ có 19.285 quy hoạch được lập, với tổng kinh phí gần 8.000 tỷ đồng.
Báo cáo tổng kết công tác quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổng hợp từ kết quả đánh giá của các bộ, ngành và địa phương cho thấy, nhiều quy hoạch ngành, sản phẩm chưa thực sự phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường nên không phát huy được hiệu quả, thậm chí còn cản trở việc thu hút đầu tư và gây trở ngại cho phát triển kinh tế xã hội. Trong thực tế, nhiều sản phẩm do thị trường quyết định (dựa trên quy luật cung - cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh) nhưng vẫn được các cấp, các ngành tổ chức lập quy hoạch làm cản trở việc thu hút đầu tư, gây bất lợi cho DN Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm. Không ít loại quy hoạch sản phẩm được sử dụng như một dạng “giấy phép con” trong thủ tục hành chính.
Theo ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ Quản lý Quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhiều quy hoạch sản phẩm quy định “cứng” trong điều kiện “nhạy bén” của nền kinh tế thị trường, đã triệt tiêu sự linh hoạt trong điều kiện phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và sự tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập quốc tế. Điển hình là các quy hoạch cây trồng với mục tiêu xác định chỉ tiêu phát triển về diện tích, nhưng thực tế đã vượt xa mục tiêu của quy hoạch đề ra.
Tại buổi họp báo về dự thảo Luật Quy hoạch gần đây, Thứ trưởng Đặng Huy Đông đã khẳng định, sau gần 30 năm đổi mới, đất nước đạt những bước phát triển lên tầm cao mới, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của hệ thống quy hoạch quốc gia. Song, trình độ phát triển đất nước thay đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hội nhập, mở cửa, việc thay đổi phương pháp xây dựng và quản lý công tác quy hoạch là đòi hỏi từ thực tiễn khách quan. Hiện khung pháp lý hiện hành của công tác quy hoạch trên toàn quốc đã bộc lộ những điểm không phù hợp với bối cảnh mới. Tư duy và nhận thức của các cấp, các ngành về công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, và còn chịu ảnh hưởng lớn từ tư duy kinh tế thời quan liêu, bao cấp.
Luật Quy hoạch, với các điều khoản cụ thể sẽ góp phần quan trọng để quy hoạch thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gắn với cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh. “Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DN trong quá trình đầu tư, sản xuất - kinh doanh, chúng tôi đề xuất bãi bỏ tất cả các quy hoạch ngành, sản phẩm cụ thể. Điều này là phi thị trường, bởi sản xuất cái gì, bao nhiêu là do thị trường quyết định chứ không phải là các bản quy hoạch khô cứng” - Thứ trưởng Đặng Huy Đông bày tỏ quan điểm.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với quy hoạch phát triển ngành tùy theo từng thời kỳ phát triển của đất nước sẽ có tiêu chí lựa chọn ngành lập quy hoạch để hạn chế lập quy hoạch dàn trải, tràn lan như hiện nay. Như vậy, hệ thống quy hoạch ở Việt Nam sẽ có ở cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và ở từng cấp chỉ có một loại quy hoạch duy nhất. Cụ thể cấp quốc gia có quy hoạch quốc gia và quy hoạch ngành quốc gia; cấp vùng có quy hoạch vùng; cấp tỉnh có quy hoạch tỉnh. Như vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng quy hoạch sẽ giảm nhiều so với hiện nay. Việc giảm số lượng quy hoạch không phải là giảm cơ học mà để phù hợp với nền kinh tế thị trường và đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống quy hoạch Việt Nam. Cụ thể số lượng quy hoạch cấp quốc gia sẽ giảm từ 270 quy hoạch xuống còn 20 quy hoạch, trong đó chỉ có 1 quy hoạch tổng thể duy nhất và khoảng 19 quy hoạch ngành. Cấp vùng sẽ giảm từ 76 quy hoạch xuống còn 6 quy hoạch (trường hợp phân chia lại vùng thì số quy hoạch vùng sẽ theo số lượng vùng); cấp tỉnh sẽ giảm từ 3.400 quy hoạch xuống còn 63 quy hoạch; cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sẽ giảm từ 2.777 quy hoạch xuống còn 151 quy hoạch. |
(责任编辑:La liga)
- ·Tổng Bí thư chủ trì họp Ban Bí thư đánh giá việc tổ chức Tết Quý Mão
- ·Chuyển Trụ sở tiếp công dân Trung ương tại Hà Nội
- ·10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2013
- ·Không để tín dụng đen ảnh hưởng đến cuộc sống công nhân
- ·Hạnh phúc bên chồng vẫn nhớ tình xưa
- ·Lập 3 đoàn liên ngành kiểm tra việc sản xuất, quảng cáo dược mỹ phẩm
- ·Chung kết Liên hoan Tiếng hát người làm báo Việt Nam
- ·TP. Hồ Chí Minh: Truy tìm chủ 2.613 container và 3.961 kiện hàng tồn cảng
- ·Truyền hóa chất, bé nói: cháu bị 'lở mồm long móng'!
- ·Sửa Luật Bảo hiểm y tế hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân
- ·Sốc vì vợ trốn chồng đi làm ngực
- ·Thực đơn tiệc cưới khiến khách mời 'đau đầu vì dịch không ra'
- ·Hà Nội: Đã xác định nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, lái xe máy diễu phố
- ·Chuyện gì đang xảy ra tại gói thầu của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp?
- ·Toàn tỉnh có 294 mã số vùng trồng được cấp
- ·Cặp cùng tên, cùng lớp, cùng bàn... về cùng nhà
- ·Sai lầm khi đợi thức ăn nguội mới cho vào tủ lạnh
- ·Túi xách phát sáng
- ·Đàn bà nuôi con, nhận cấp dưỡng từ chồng cũ thế nào?
- ·Đừng bóc nhãn dán dưới đáy bình giữ nhiệt