【thongke tran dau】Xuất khẩu thủy sản trong tháng 7 giảm tốc mạnh
Miễn kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu | |
Giải bài toán xuất khẩu nông,ấtkhẩuthủysảntrongthánggiảmtốcmạthongke tran dau lâm, thủy sản chính ngạch |
Tôm XK đã giảm tốc từ tháng 6/2022. Ảnh: S.T |
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng trưởng mạnh từ 39-62% trong 4 tháng đầu năm 2022, từ tháng 5, XK thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại.
Theo đó, XK tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6. Sang tháng 7, XK thuỷ sản giảm tốc mạnh hơn, với giá trị XK đạt 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.
Nguyên nhân XK thủy sản giảm tốc từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến cho cho sản lượng tôm giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm ngoái cũng đã cạn dần.
Trong đó, mặt hàng XK chủ lực là tôm có xu hướng giảm rõ rệt tại một số thị trường. Bắt đầu từ tháng 6, kim ngạch XK đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước vì vấn đề thiếu hụt nguyên liệu. Sang tháng 7, XK tôm tiếp tục giảm gần 13%, đạt 385 triệu USD. Luỹ kế 7 tháng, XK tôm mang về 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo phân tích của bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong những tháng cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm. Trong khi đó, sản xuất tôm nguyên liệu trong nước đang gặp khó khăn vì thời tiết và các chi phí quá cao, do vậy sẽ tiếp tục thiếu hụt tôm nguyên liệu trong nửa cuối năm nay, ảnh hưởng đến việc thực hiện đơn hàng XK của doanh nghiệp.
Không giống như mặt hàng tôm, nguồn nguyên liệu cá tra không phải là vấn đề lớn, nhưng nhu cầu nhập khẩu cũng có xu hướng chững lại ở một số thị trường. Do vậy, XK cá tra cũng tăng trưởng chậm lại trong quý 2. Sang tháng 7, XK cá tra đạt 197 triệu USD, tăng 56%, luỹ kế hết tháng 7/2022, XK cá tra đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2022.
Trước tác động của lạm phát giá và xu hướng tăng giá XK của các nước nên nhu cầu nhập khẩu của các thị trường cũng có những thay đổi phù hợp. Cá tra cũng là một mặt hàng có lợi thế khi lạm phát lên quá cao ở nhiều thị trường, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu, chuyển hướng sang các sản phẩm có giá phù hợp như cá tra phile đông lạnh hoặc chả cá, surimi, cũng như một số sản phẩm đông lạnh khác…
XK cá ngừ, cá biển khác và mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng cao từ 37 – 44% trong tháng 7. Tính đến hết tháng 7/2022, XK cá ngừ tăng 53% đạt 641 triệu USD, XK mực, bạch tuộc tăng 31% đạt 417 triệu USD và các loài cá biển khác tăng 16% đạt trên 1,1 tỷ USD.
Lượng tồn kho tăng cùng với lạm phát đã tác động đến nhu cầu nhập khẩu của Mỹ từ tháng 6, do vậy XK thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này đã giảm 8% trong tháng 6 và tiếp tục giảm sâu 23% trong tháng 7. Luỹ kế 7 tháng đầu năm, XK sang Mỹ đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
XK sang EU vẫn giữ được tăng trưởng 28% trong tháng 7 và luỹ kế 7 tháng đạt 829 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021.
Đặc biệt, XK thuỷ sản sang Trung Quốc sau 7 tháng đầu năm 2022 đã chạm mốc 1 tỷ USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021.
Mới đây, Trung Quốc thông báo sẽ kiểm tra trực tuyến các lô hàng nếu phát hiện virus SARS-CoV-2. Trường hợp có lô hàng bị cảnh báo phát hiện virus SARS-CoV-2, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các nội dung liên quan (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, hồ sơ, tài liệu, kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục phù hợp,...) để phục vụ cho việc kiểm tra trực tuyến theo đúng thời hạn yêu cầu của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc. Biện pháp này sẽ thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam so với trước đây.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của bà Bùi Hoàng Yến, Tổ phó Tổ Công tác miền Nam, Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương, để đẩy mạnh XK thủy sản sang các thị trường doanh nghiệp cần tập trung giải quyết 2 vấn đề nổi cộm là chất lượng và an toàn thực phẩm, đặc biệt là vấn đề truy xuất nguồn gốc và chứng nhận chất lượng. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ đàm phán mở rộng danh sách các mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch; tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu theo hướng xây dựng các vùng chuyên canh tập trung, có quy mô, chất lượng đồng đều và đạt chuẩn phục vụ xuất khẩu
Tuy nhiên, theo đánh giá của VASEP, hiện nay, khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý 3, theo đó dự báo quý 3 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý 2 và quý 1, ước đạt khoảng 3 tỷ USD.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Google cam kết chi 1 tỷ USD để hỗ trợ ngành báo chí tạo nên nền tảng tin tức mới
- ·Giảm quy mô, tần suất, tạm hoãn tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương đội tuyển bóng đá nam
- ·Thứ trưởng Công an: Điều tra thêm một số đối tượng vụ 'thông quan' giá 300 triệu
- ·Sáng nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước dự cuộc họp của Chính phủ với 63 địa phương
- ·Lên kế hoạch đưa học sinh đi học trực tiếp trước ngày 14/2
- ·Tạm giam đối tượng trộm cắp chuyên nghiệp
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam nêu 5 đề xuất tại đối thoại cấp cao về Hội nhập kinh tế ASEAN
- ·Điểm chuẩn năm 2018 giảm nhẹ so với năm 2017?
- ·Đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng không
- ·Thị trường hàng hóa Tết Kỷ Hợi phong phú, giá cả ổn định
- ·Nông nghiệp, nông thôn khẳng định vai trò là 'trụ đỡ' của nền kinh tế
- ·Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Ba Lan
- ·Tổng Bí thư đã đến Bắc Kinh, bắt đầu thăm chính thức CHND Trung Hoa
- ·Hé lộ nguyên nhân khiến siêu xe Ferrari của Tuấn Hưng gặp nạn trên cao tốc
- ·Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52%
- ·Triển lãm gần 180 tài liệu, hiện vật chuyên đề “Ba Son
- ·Đề xuất mở cửa du lịch quốc tế hai chiều từ 15/3
- ·Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy
- ·Bí thư TP.HCM: ‘Phải trả được món nợ với nhân dân’