【bxh bd úc】Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh
Tuy nhiên,ợcókhảnăngmấtvốntăngmạbxh bd úc đáng chú ý là tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cũng tăng mạnh hơn trên các bản báo cáo.
Dư nợ cho vay tăng trưởng mạnh
Đến thời điểm cuối tháng 2, nhiều ngân hàng thương mại lớn đã lần lượt công bố báo cáo tài chính của quý IV/2015 và báo cáo hợp nhất. Nhìn chung, tình hình lợi nhuận của các ngân hàng không có bứt phá mạnh nhưng vẫn được coi là khả quan.
Đáng chú ý trong các kết quả kinh doanh là tình hình tăng trưởng tín dụng khá “nóng”. Hầu hết các ngân hàng đã báo cáo đều có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn mức bình quân của hệ thống (18%). Trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, dư nợ cho vay cao nhất đến thời điểm này là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV), đạt 598.456 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 34%. Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), tăng 22%, đạt dư nợ 538.079 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tăng 19,7%, đạt 387.151 tỷ đồng.
Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) dẫn đầu với mức tăng trưởng tín dụng tăng 49% so với năm trước. Tiếp theo lần lượt là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với mức 44,7%; Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 39%; Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 26%; Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank) 24,2%; Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) 19%. Thấp nhất trong số đã báo cáo là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 15%.
Cùng với việc đẩy mạnh cho vay, chất lượng tín dụng của các ngân hàng cũng có những biến chuyển. Tỷ lệ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng giảm nhưng trong đó số nợ mất vốn tăng khá mạnh, nhất là ở các ngân hàng thương mại nhà nước, khiến chi phí dự phòng rủi ro vẫn lớn, ăn mòn vào lợi nhuận ngân hàng.
Chất lượng chưa đi đôi với tăng trưởng
Đáng chú ý về chất lượng tín dụng là VPBank, mặc dù nợ xấu của toàn hệ thống giảm nhưng nợ xấu của ngân hàng này lại tăng từ 2,53% lên 2,69%, trong khi dư nợ cho vay cũng tăng cao nhất trong số các ngân hàng đã công bố (49%). Đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng tăng tới 162% lên 1.354 tỷ đồng, chiếm 43% tổng nợ xấu.
Một ngân hàng khác cũng có mức tăng trưởng tín dụng cao nhưng chất lượng tín dụng đi xuống là Sacombank. Do tác động từ việc sáp nhập với Southern Bank, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã tăng từ 1,19% lên 1,87% vào cuối năm 2015. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến từ 980 tỷ đồng lên 3.029 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng đã phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tới 2.287 tỷ đồng, khiến lợi nhuận bị giảm mạnh.
Tại một số ngân hàng thương mại nhà nước khác, tỷ lệ nợ mất vốn cũng tăng cao. Tại Vietinbank, nợ xấu giảm từ 1,1% xuống còn 0,9% nhưng trong đó nợ có khả năng mất vốn lại tăng 34%, từ 2.084 tỷ đồng lên 2.795 tỷ đồng. Theo đó, mức trích dự phòng rủi ro tăng 19,2%, chiếm tới 38,9% lợi nhuận trước thuế của ngân hàng.
Tại Vietcombank, mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,3% năm 2014 xuống mức 2% cuối năm 2015, nhưng nợ có khả năng mất vốn tăng tới 58,8% lên mức 5.672 tỷ đồng, chiếm 73% tổng số nợ xấu. Vì vậy, dự phòng rủi ro của Vietcombank đã tăng 14,7% và bằng xấp xỉ một nửa số lợi nhuận trước thuế trước dự phòng.
Còn tại BIDV, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 2% năm 2014 xuống 1,62% cuối năm 2015. Tuy nhiên, số nợ có khả năng mất vốn cũng lại tăng mạnh lên 5.193 tỷ đồng, tương đương mức tăng 59% và bằng hơn một nửa số nợ xấu. BIDV cũng đã trích lập dự phòng rủi ro 5.802 tỷ đồng, chiếm 42,2% lợi nhuận trước dự phòng.
Ngược lại với nhóm trên, ACB là ngân hàng có chất lượng tín dụng được cải thiện rất nhiều trong khi mức tăng trưởng cho vay thấp nhất trong số các ngân hàng đã công bố. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,18% xuống 1,32%. Tổng nợ xấu cũng giảm 30% so với năm trước xuống còn 1.769 tỷ đồng. Đặc biệt, số nợ có khả năng mất vốn giảm 41% xuống mức 1.066 tỷ đồng.
Nhìn lại một số chỉ tiêu quan trọng từ những ngân hàng tiêu biểu trên, có thể thấy không dễ dàng để các ngân hàng đạt được cùng lúc các mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng, nâng cao lợi nhuận và cải thiện chất lượng tín dụng. Mục tiêu này sẽ càng khó khăn hơn trong năm 2016, khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 18% trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi chậm hơn với những biến động khó lường.
H.Y
(责任编辑:Thể thao)
- ·50 doanh nghiệp Thụy Điển đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác đầu tư
- ·Leaders pay tribute to President Hồ Chí Minh, martyrs on National Day
- ·79 years of Vietnamese diplomacy: promoting glorious traditions to realise national strategic goals
- ·President Hồ Chí Minh sets bright example for Vietnamese people: Chinese expert
- ·Phó Thủ tướng: Kiểm soát chặt chẽ dịch Covid
- ·NA deputies discuss tax on fertilisers
- ·Deputy PM welcomes Lao Deputy Minister of Foreign Affairs
- ·Russian legislator has high expectations for Vietnamese NA Chairman’s visit
- ·Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đang dần hồi phục
- ·Top leader hosts welcome ceremony for Guinea
- ·Tập trung cải cách thể chế, quyết tâm tháo gỡ những ách tắc kéo dài nhiều năm, tạo động lực mới
- ·Top leader chairs Politburo's meeting to discuss important documents
- ·Việt Nam, ASEAN member states foster military cooperation
- ·August Revolution an eternal epic in struggle for national liberation
- ·Tiêu chuẩn quốc tế
- ·Vietnamese naval ship ready to join Exercise Kakadu in Australia
- ·79 years of Vietnamese diplomacy: promoting glorious traditions to realise national strategic goals
- ·79 years since President Hồ Chí Minh read the Declaration of Independence: Upholding a historic vow
- ·Từ 10/5, chi trả tiền hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng COVID
- ·Mozambican President arrives in Hà Nội, beginning official visit to Việt Nam