【tỷ số sampdoria】Các gói cứu trợ khổng lồ khiến ECB quan ngại về khả năng trả nợ của Eurozone
Trong báo cáo ổn định tài chính mới nhất, ECB cho biết trong giai đoạn bình thường, các nước Eurozone đều đặt mục tiêu duy trì nợ công dưới 60%. Song ranh giới này đã được nới lỏng trong cuộc khủng hoảng dịch COVID-19.
ECB đánh giá các gói chi tiêu của chính phủ đã giúp giảm nhẹ tác động của COVID-19 và sẽ hỗ trợ phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, ECB cũng dự báo tỷ lệ nợ công của Eurozone trên Tổng sản phẩm (GDP) sẽ tăng từ 7 - 22 điểm phần trăm trong năm nay, khi các chính phủ vay hàng trăm tỷ USD để hỗ trợ kinh tế. Điều này sẽ nâng tổng nợ trên GDP trong khu vực từ 86% lên gần 103%.
Theo ECB, việc mua lại hơn 1.000 tỷ euro (1.100 tỷ USD) trái phiếu trong năm nay đã phần nào giảm bớt quan ngại của các nhà đầu tư về rủi ro nợ tăng. Tuy nhiên, nguy cơ tăng trưởng kinh tế suy giảm và kéo dài hơn dự tính sẽ khiến tỷ lệ nợ công trên GDP khó có thể bền vững, ảnh hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế.
Khi đó, thị trường sẽ hoài nghi về giá trị trái phiếu, cũng như khả năng đảm bảo mức tín nhiệm của chính phủ. Mối lo ngại của nhà đầu tư về nguy cơ một số quốc gia thành viên rời Eurozone hoặc sự sụp đổ của khu vực đồng tiền chung này cũng sẽ tăng cao.
Vì vậy, ECB tái khẳng định rằng các nước thành viên của Eurozone cần phối hợp hành động chung để duy trì nợ bền vững tại mỗi quốc gia thành viên. Theo các chuyên gia kinh tế của ECB, việc có thêm trái phiếu từ các thực thể được xếp hạng cao của châu Âu, thay vì vốn quốc gia, sẽ giúp giảm bớt chi phí cho quỹ đầu tư quốc gia, cũng như rủi ro từ nợ công.
Đầu tuần trước, Đức và Pháp đã đề xuất những trọng điểm cho quỹ tái thiết EU trị giá 500 tỷ euro nhằm giải quyết hậu quả về kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đối với các nền kinh tế khu vực. Theo đề xuất này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ nhận khoản nợ 500 tỷ euro trên thị trường tài chính để hỗ trợ trực tiếp cho các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch COVID-19.
Với đề xuất trên, Đức và Pháp đã bỏ qua chương trình có tên gọi “trái phiếu corona” vốn gây tranh cãi, thay vào đó đảm bảo nguồn vốn từ các cơ chế tài chính hiện tại của châu Âu. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu từ Italy và các nước Nam Âu khác do không phải tăng thêm gánh nặng nợ quốc gia.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bài 1: Cuộc đời đầy mê sảng của bà nội bán dâm
- ·Lâm Đồng: Kỷ luật cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số huyện, thành phố
- ·VinFast tái cấu trúc trước thềm IPO tại Mỹ
- ·Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2022
- ·Lời khẩn cầu của gia đình bệnh nhân ung thư máu
- ·Bù trừ số thuế GTGT cho máy móc sản xuất nông nghiệp
- ·Nâng cao năng lực giám sát cho cán bộ Mặt trận
- ·Nhận định MU vs Leicester: Vòng 24 Ngoại hạng Anh
- ·Phố núi sáng lung linh trong giờ trái đất
- ·Dâng hoa, báo công với Bác
- ·Hội thảo Phát triển dữ liệu số phục vụ quản lý, điều hành kinh tế
- ·VSETGroup thông báo tạm ngừng phát hành trái phiếu sau khi bị phạt
- ·Chiến sĩ mới bắn giỏi, rèn nghiêm
- ·Ronaldo lập poker giúp Al Nassr đại thắng
- ·Sống thử giúp tôi không lấy nhầm chồng
- ·Phát huy hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội
- ·Barcelona tổn thất nặng ở cuộc tái đấu MU
- ·Sự thật về clip “4 cô giáo ở Thái Nguyên” lan truyền mạng xã hội
- ·Với bố, hai mẹ con không bằng biệt thự trăm tỉ
- ·Khai mạc triển lãm “Nhật ký trong tù – Bảo vật Quốc gia”