【soi kèo algeria】Bộ sưu tập tranh của Nguyễn Hữu Hoàng
Tranh quý
Trong ngôi nhà mới xây ở đường Nguyễn Sinh Cung,ộsưutậptranhcủaNguyễnHữuHoàsoi kèo algeria TP. Huế, nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng dành một không gian lớn để trưng bày tranh và đồ cổ, trong đó có nhiều bức tranh quý. Đến đây, những người yêu thích nghệ thuật có thể thưởng lãm những bức tranh có tuổi đời khá lâu thuộc các dòng tranh của mỹ thuật Gia Định, mỹ thuật Đông Dương, mỹ thuật Hà Nội và cả mỹ thuật Huế.
Nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng giới thiệu bộ sưu tập tranh của anh
Bộ sưu tập tranh của Nguyễn Hữu Hoàng có đến 130 bức, thuộc đủ thể loại: sơn dầu, sơn mài, lụa... của khoảng trên 40 tác giả, như: Tôn Thất Đào, Nguyễn Văn Bình, Phạm Lực, Nguyễn Trí Minh, Nguyễn Văn Rô, Nguyễn Hứa Phú, Đặng Mậu Tựu, Vĩnh Phối, Võ Xuân Huy... Hầu hết các tác phẩm đều vẽ về phong cảnh, thiếu nữ và tĩnh vật. Đây là những chủ đề mà chủ nhân của chúng yêu thích. Anh Hoàng lý giải: “Những tác phẩm vẽ về chủ đề này luôn mang lại cho tôi sự thư thái khi thưởng thức. Tôi sinh ra và lớn lên ở thôn quê nên những bức tranh vẽ về phong cảnh yên bình của làng quê luôn khiến tôi mê mẩn. Có những bức vẽ phong cảnh y như cảnh thuở thơ bé tôi vẫn thả diều trên đồng vào buổi chiều tà, gợi trong tôi bao ký ức đẹp đẽ của thời niên thiếu”.
Một trong những tác phẩm quý trong bộ sưu tập tranh của Nguyễn Hữu Hoàng là bức tranh vẽ về cổng Thế Miếu (ở Đại Nội) của họa sĩ Tôn Thất Đào, người được các thế hệ họa sĩ tài hoa mệnh danh là một họa sĩ bậc thầy của Huế. Đây cũng là một trong nhiều bức tranh mang đậm màu sắc, linh hồn Huế của người họa sĩ tài ba này. Bức tranh vẽ chiều tà trên xóm nghèo của họa sĩ mỹ thuật Đông Dương Nguyễn Văn Bình hiện diện trong bộ sưu tập của Nguyễn Hữu Hoàng cũng là niềm vinh dự cho những ai sở hữu nó.
Trong số 130 bức tranh của trên 40 tác giả, tranh của họa sĩ Phạm Lực (mỹ thuật Hà Nội) chiếm đến 50 bức. Nhà sưu tập chia sẻ: “Không chỉ vì họa sĩ Phạm Lực là cậu ruột đã truyền cho tôi tình yêu với hội họa, mà còn vì tôi thích nét vẽ mạnh mẽ nhưng lại tạo được bố cục mềm mại, cách điệu, nhẹ nhàng của ông. Xem tranh của họa sĩ Phạm Lực, bức nào cũng được ông vẽ bằng lối vẽ độc đáo rất riêng, màu sắc sống động, hồn nhiên. Năm nay 76 tuổi, Phạm Lực là một họa sĩ rất đặc biệt, ông là một trong những họa sĩ vẽ tranh nhiều nhất và có cả CLB đến vài trăm người chuyên chơi tranh Phạm Lực ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nước ngoài”.
Tốn kém hơn chơi đồ cổ
Nguyễn Hữu Hoàng sưu tập tranh bắt nguồn từ việc chơi tranh cổ. Vốn đam mê nghệ thuật, những khi đi sưu tầm đồ cổ, những bức tranh đẹp hút hồn anh lúc nào không hay. Anh Hoàng kể: “Cứ đến nhà ai mua đồ cổ, thấy bức tranh nào hay hay, tôi cũng thích và tha về. Đến khi bắt đầu nhận ra mình có niềm đam mê với hội họa thì trong nhà đã nhiều tranh rồi”.
Tranh của họa sĩ Nguyễn Hứa Phú
Chỉ vào mấy bức tranh vừa mới mua về, anh Hoàng cho biết thêm, chơi tranh rất tốn kém, hơn cả đồ cổ. Đồ cổ mua rồi còn có thể bán lại nhưng việc mua bán tranh rất khó vì Huế chưa có thị trường tranh. Vậy mà có khi những nhà sưu tập tranh ở các tỉnh, thành khác đặt vấn đề mua, anh lại tiếc không bán. Cứ thấy bức tranh nào hợp “gu”, anh lại mê, lại “nghiến răng” tìm cách xoay tiền mua cho bằng được. Nghe ở đâu có tranh giá trị, dù ở tỉnh, thành nào anh cũng lặn lội lùng mua. Sau 10 năm, bộ sưu tập tranh của Nguyễn Hữu Hoàng chưa phải quá lớn nhưng cũng không phải là ít.
Cũng như đồ cổ, muốn chơi được tranh phải có niềm đam mê. Tranh hàm chứa giá trị nghệ thuật, văn hóa cao, đòi hỏi người chơi phải thật sự am hiểu. Ngay trong giới sưu tầm đồ cổ, không phải ai cũng chơi được tranh. Ở Huế, trong số hàng trăm người chơi đồ cổ, chỉ có 2 người sưu tập tranh. Để phân biệt được tranh giả và tranh thật, người chơi phải trải qua quá trình dài tích lũy kinh nghiệm, có bề dày trong sưu tập để có thể nhận biết bằng cảm quan. Anh Hoàng cho hay: “Với những dòng tranh đã quá quen thuộc, tôi có thể mua tranh sau khi xem ảnh chụp, nhưng với tác phẩm của những họa sĩ chưa thân thuộc, tôi phải đến tận nơi để tránh nhầm lẫn giữa tranh giả và tranh thật. Hồi mới sưu tập, tôi cũng vài lần mua phải tranh giả”.
Tác phẩm của họa sĩ Tôn Thất Đào
Với nhà sưu tập Nguyễn Hữu Hoàng, mỗi họa sĩ có một phong cách vẽ khác nhau, mỗi bức tranh lại có vẻ đẹp riêng, thể hiện phong cách nghệ thuật của họa sĩ. Thế nên việc chọn mua tranh của anh khá đơn giản. Họa sĩ dù nổi tiếng hay không chưa quan trọng, điều anh Hoàng quan tâm nhất là bức tranh đó có lối vẽ hợp với gu thẩm mỹ của anh. Trong bộ sưu tập, nhiều bức tranh không phải do họa sĩ nổi tiếng vẽ nhưng thu hút, anh vẫn thích và tìm mua.
Bài, ảnh: MINH HIỀN
(责任编辑:La liga)
- ·Trung ương giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước
- ·Vận động 10 tỉ đồng xây cầu
- ·Huyện Châu Thành A: Thực hiện đạt và vượt 17/18 chỉ tiêu nghị quyết
- ·550 triệu đồng thực hiện đề án khuyến công địa phương
- ·Báo cáo không chính xác yếu tố hình thành giá thuốc, Dược phẩm Duy Tân bị phạt 100 triệu đồng
- ·Đối thoại và lắng nghe ý kiến người nộp thuế
- ·Thành phố Vị Thanh thực hiện đạt và vượt 6/18 chỉ tiêu kinh tế
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri
- ·Giá vàng hôm nay 27/8: Giảm mạnh, chứng khoán quốc tế “bốc hơi” dữ dội
- ·Thành phố Ngã Bảy: Đối thoại với 343 hộ nghèo và cận nghèo
- ·Thêm 7 ca nhiễm Covid
- ·Khánh thành công trình măng non
- ·Rà soát dự thảo 5 chương trình hành động
- ·Họp mặt kỷ niệm 20
- ·Fed giảm lãi suất 0%, ‘kích hoạt’ gói nới lỏng định lượng trị giá 700 tỷ USD vì Covid
- ·Thẩm tra 6 tờ trình dự thảo nghị quyết
- ·Nữ quân y học tập và làm theo gương Bác
- ·Ngành công thương tỉnh tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến
- ·Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
- ·Đối thoại và lắng nghe ý kiến người nộp thuế