【bxh h1 anh】Nhộn nhịp ngày hội văn hóa đồng bào Khmer
(CMO) Sáng 17/11, tại tỉnh Bạc Liêu đã bắt đầu khởi động một số hoạt động trong chuỗi sự kiện "Ngày hội VH-TT&DL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII". Hoạt động này diễn ra trong 3 ngày, từ 17-19/11.
Đội đua ghe Ngo Rạch Giồng (tỉnh Cà Mau) và đội Sóc Sâu (tỉnh Kiên Giang) quyết liệt tranh tài.
Liên hoan nghệ thuật quần chúng cũng được tổ chức tại nhà hát Cao Văn Lầu. Tham dự hội diễn có trên 500 diễn viên không chuyên thuộc 12 đoàn nghệ thuật quần chúng tham gia với gần 50 tiết mục văn nghệ dự thi ở các thể loại phong phú như ca nhạc dân tộc, trình diễn trang phục truyền thống và giới thiệu lễ hội dân gian của dân tộc Khmer.
"Mục đích tham gia hội thi lần này, chúng tôi muốn quảng bá những nét phong tục cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ. Những bài hát dân gian, những nhạc cụ truyền thống luôn được phum sóc của chúng tôi duy trì và giữ gìn cho đến ngày hôm nay", ông Chi Sóc Hoanh, Đội trưởng Đội văn nghệ quần chúng tỉnh An Giang cho biết.
Tiết mục “Lễ cưới Khrme An Giang”.
"Tôi rất hào hứng và phấn khởi từ những buổi tập luyện chuẩn bị cho hội thi. Là người trẻ, tôi luôn cố gắng giữ gìn bản sắc quý giá của cha ông mình", chị Lâm Thị Sa Rin, 23 tuổi, Đoàn nghệ thuật Bình Phước, chia sẻ.
Cùng buổi sáng, tại kinh xáng Quản lộ Phụng Hiệp, đoạn thị trấn Phước Long, huyện Phước Long diễn ra giải đua ghe Ngo. Giải lần này có sự tham gia của 17 đội (9 đội nam, 8 đội nữ) thu hút hơn 1.200 vận động viên thi đấu tranh tài.
Tiết mục văn nghệ “Pum Sóc đón ngày hội mới” của đơn vị tỉnh Bạc Liêu.
Giải đua được tổ chức trong 2 ngày 17-18/11. Các đội thi đấu bằng hình thức tính điểm vòng bảng với các cự li 1.000 m ở nam, 600 ở nữ. Đây là một trong những môn thể thao "vua" của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Ông Hữu Thành Dự, Chủ nhiệm CLB ghe Ngo Rạch Giồng, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, phấn khởi: "Nếu nói đến thể thao thì mọi người đều yêu thích môn bóng đá, còn đồng bào Khmer Nam bộ yêu thích thêm môn đua ghe Ngo truyền thống. Đây là nét đặc trưng của đồng bào Khmer, dù làm công việc gì, ở đâu, khi đến những ngày lễ hội, tất cả thanh niên trai tráng, bà con Phật tử cùng tập trung về để xem và thi đấu. Những vận động viên luôn thi đấu hết mình trong những ngày lễ hội, để cọ xát, học hỏi thêm kinh nghiệm cho những lần thi đấu tiếp theo”.
Nghệ nhân dệt thổ cẩm Néang Chamty, tỉnh An Giang.
Đây là những hoạt động ý nghĩa, là dịp để đồng bào Khmer các tỉnh Nam Bộ giao lưu, học hỏi, quảng bá nét văn hóa đặc sắc vùng miền. Tối 17/11, tại Quảng trường Hùng Vương, tỉnh Bạc Liêu sẽ diễn ra lễ khai mạc chính thức "Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VII năm 2017”.
Nhóm phóng viên
(责任编辑:Thể thao)
- ·SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
- ·Gia hạn chia nhỏ căn hộ và chuyển đổi dự án
- ·Bất động sản Đà Nẵng: Dự án đầu tư sôi động trở lại
- ·Nhà ở xã hội chiêm khê, mùa thối
- ·Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- ·Bất động sản Hà Nội đang tăng giá
- ·Một số biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy
- ·Nhà đất bất ngờ bán chạy trong tháng Ngâu
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Kịp thời ngăn chặn đối tượng chuẩn bị hung khí đi cướp ngân hàng
- ·ABBank (ABB) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
- ·Triển lãm bất động sản Land24 tại Hà Nội
- ·ACB, VIB, VietBank và LienVietPostBank tham gia giải ngân gói 30.000 tỷ đồng
- ·Căn hộ tầm trung ung dung vợt khách
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Bêu danh đại gia trây lỳ… nợ sổ đỏ
- ·Căn hộ hạng B đang ghi bàn
- ·M&A dự án bất động sản: Dễ mà không dễ
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Đà Nẵng xin cơ chế đặc thù vượt khung Luật