【nice – auxerre】Tuyến hành lang kinh tế góp phần tích cực phát triển quan hệ Việt Nam
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhật khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD. Ảnh: TL |
Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng
Tại Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 10 diễn ra tại Hà Nội ngày 13/11, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn duy trì là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam.
Về thương mại, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD. 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Trung Quốc đạt 138,9 tỷ USD, giảm 5,88% so với cùng kỳ năm 2022.
Về hợp tác phát triển, Chính phủ Trung Quốc thời gian qua đã cung cấp cho Việt Nam các khoản vay tín dụng ưu đãi, viện trợ không hoàn lại để triển khai dự án trong các lĩnh vực như phát triển hạ tầng, y tế, văn hoá, giáo dục… đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.
Tính đến nay các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 4.032 dự án, tổng vốn đăng ký trên 26 tỷ USD, đứng thứ 6 trong tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. |
Ông Trần Quốc Phương thông tin, trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022, hai bên đã ra “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”. Lãnh đạo cao nhất của hai nước đã xác định phương hướng phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước.
Đối với việc hợp tác trong tuyến hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), tháng 11/2006, hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ về việc triển khai hợp tác “Hai hành lang một vành đai” giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tuyến hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) là một trong 2 tuyến hành lang kinh tế của khuôn khổ “Hai hành lang một vành đai”.
Để cụ thể hoá nội dung của bản ghi nhớ trên, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành của hai nước đã triển khai nhiều thoả thuận, chương trình và dự án hợp tác cụ thể. Các địa phương trong tuyến hành lang cũng như các địa phương giáp biên giới của hai nước đã thiết lập các cơ chế trao đổi định kỳ, tăng cường kết nối, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch và giao lưu nhân dân. "Có thể nói, các chương trình, hoạt động hợp tác trong tuyến hành lang kinh tế thời gian qua đã góp phần tích cực cho phát triển quan hệ giữa hai nước" - ông Phương nói.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại hội nghị. |
Thúc đẩy hợp tác “Hai hành lang một vành đai”
Tuy nhiên, theo ông Phương, việc triển khai hợp tác “Hai hành lang một vành đai” giữa hai bên thời gian qua vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Theo đó, hai bên chưa có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao. Hợp tác thương mại chưa ổn định, thiếu bền vững, nhất là thương mại biên giới, trong đó, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Sự phối hợp và tính kết nối giữa các địa phương hai nước còn yếu, chưa thu hút được sự tham gia của các địa phương khác ngoài tuyến hành lang kinh tế.
Ngày 12/11/2017, nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lãnh đạo Uỷ ban Cải cách và phát triển nhà nước Trung Quốc thay mặt Chính phủ hai nước đã ký “Bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang một vành đai, với Sáng kiến Vành đai và con đường”. Nội dung chính của bản ghi nhớ là hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác trong 5 lĩnh vực: phối hợp chính sách, kết nối hạ tầng, thuận lợi hoá thương mại, hợp tác tài chính và kết nối con người.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Uỷ ban Cải cách và phát triển nhà nước Trung Quốc đang trao đổi về “Kế hoạch hợp tác cùng nhau thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ Hai hành lang một vành đai, với Sáng kiến Vành đai và con đường” để triển khai trong thời gian tới. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương hai nước, nhất là các địa phương trong tuyến hành lang kinh tế thúc đẩy hợp tác, kết nối.
Để thúc đẩy hợp tác “Hai hành lang một vành đai” nói chung và hợp tác trong Tuyến hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc), phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bên thúc đẩy nâng cấp và kết nối hạ tầng giao thông giữa hai nước, nhất là là hạ tầng khu vực biên giới, cửa khẩu nhằm tạo thuận lợi cho giao thương, du lịch và đi lại của người dân hai nước.
Bên cạnh đó, các bên tăng cường thuận lợi hoá thương mại, nhất là đối với hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản; tăng cường ứng dụng công nghệ số, áp dụng số hoá trong quá trình thông quan tại cửa khẩu biên giới hai nước; nghiên cứu mở rộng pham vi hợp tác theo hướng kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của hai nước.
Các địa phương trong tuyến hành lang kinh tế cần tăng tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại mỗi bên để doanh nghiệp hai bên hiểu biết hơn về môi trường, chính sách đầu tư kinh doanh của mỗi nước...
Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) (gọi tắt là Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung) lần thứ 10 năm 2023, do UBND TP. Hà Nội chủ trì được tổ chức trong 2 ngày 13 và 14/11/2023, với chủ đề: “Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác giữa các tỉnh, thành phố hành lang kinh tế Việt - Trung nhằm phát triển kinh tế trong tình hình mới”. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chim Vịt kêu chiều
- ·Xuất khẩu điều cần chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Lúa hè thu 2012 lần đầu đạt trên 9 triệu tấn
- ·Miễn lệ phí trước bạ
- ·EVNGenco 3 đẩy mạnh các hoạt động cộng đồng
- ·Từ ngày 20/9, sẽ tổ chức họp về vấn đề ô nhiễm dioxin tại Việt Nam
- ·Tuổi trẻ Cà Mau tiếp nối truyền thống cách mạng
- ·Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện nhiều biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
- ·Gia hạn đất nông nghiệp hết hạn sử dụng
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Lúa hè thu 2012 lần đầu đạt trên 9 triệu tấn
- ·Triều Tiên kêu gọi trung thành với người kế nhiệm
- ·9 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng kinh tế của Bình Phước đạt 6,45%
- ·Bế mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV
- ·Việt Nam có nhiều cơ hội giành quyền đăng cai ASIAD 2019
- ·Trao hơn 94 triệu đến hai chị em bơ vơ khi cha chết đuối, mẹ bỏ đi
- ·Sửa đổi Hiến pháp là việc đặc biệt hệ trọng quốc gia
- ·Xem xét việc gia hạn dừng huy động vàng
- ·Việt Nam tham dự Hội báo nhân đạo 2012 tại Pháp
- ·Gia đình anh Quách Thích ở Hòa Bình được ủng hộ hơn 50 triệu đồng
- ·Tin đỉnh lũ Đồng bằng sông Cửu Long xấp xỉ năm 2000 là thiếu khoa học