【soi kèo giao hữu quốc tế】Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ
Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ
Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.
Bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên
Tại Phiên họp thứ 39 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XV ngày 15/11, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Hoàng Thanh Tùng đã báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
Trong đó, về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (BHTNNN) của công chứng viên (CCV), ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhiều ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật về BHTNNN của CCV. Tại văn bản số 777/CP-PL ngày 12/11/2024, Chính phủ đề nghị không quy định BHTNNN của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà chỉ quy định tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC) có nghĩa vụ mua bảo hiểm này cho CCV của tổ chức mình.
Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị giữ quy định về BHTNNN của CCV là bảo hiểm bắt buộc như dự thảo Luật vì: Theo quy định của pháp luật hiện hành và dự thảo Luật, công chứng là dịch vụ công cơ bản, CCV cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, quy định BHTNNN của CCV là bảo hiểm bắt buộc là phù hợp với quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm, góp phần bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của CCV trong hành nghề công chứng.
Hơn nữa, đây là quy định kế thừa Luật Công chứng hiện hành và phù hợp với pháp luật công chứng của một số nước. Việc thời gian qua các CCV hầu như không được bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mà Chính phủ nêu tại văn bản số 777/CP-PL là vấn đề bất cập trong tổ chức thực hiện Luật, Chính phủ cần có giải pháp khắc phục để tăng cường hiệu quả thực thi quy định này trong thực tiễn, nhất là quy định về cơ chế, điều khoản, nguyên tắc bảo hiểm phù hợp với đặc thù của hoạt động công chứng.
Ngoài ra, nếu là bảo hiểm bắt buộc thì tổ chức kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải bán, còn nếu không phải là bảo hiểm bắt buộc thì dù Luật quy định TCHNCC có nghĩa vụ mua BHTNNN cho CCV nhưng không có tổ chức kinh doanh bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm này thì CCV cũng không được BHTNNN. Vì vậy, quy định như dự thảo Luật mới bảo đảm chặt chẽ, khả thi, thống nhất với nghĩa vụ của TCHNCC trong việc mua BHTNNN cho CCV, bảo đảm thực hiện mục tiêu bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn xã hội.
Đề nghị thiết kế 2 phương án để lấy ý kiến đại biểu Quốc hội
Thảo luận, các Ủy viên UBTVQH cơ bản đồng tình với Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và các đề nghị của Thường trực Ủy ban Pháp luật.
Về việc tiếp tục giữ quy định về BHTNNN của CCV là bảo hiểm bắt buộc, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho rằng, trong 14 luật chuyên ngành hiện có 11 luật quy định bảo hiểm trách nhiệm theo hướng là bảo hiểm nghĩa vụ, đòi hỏi TCHNCC phải mua bảo hiểm nghề nghiệp cho thành viên.
“Việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ nên sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phân tích.
Qua rà soát các luật liên quan đến kiểm toán, luật sư, khám, chữa bệnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, các luật liên quan đã bỏ quy định BHTNNN là bảo hiểm bắt buộc, chỉ quy định nghĩa vụ mua bảo hiểm. Như vậy, nếu dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vẫn giữ quy định BHTNNN của CCV loại hình bảo hiểm bắt buộc thì hiện có duy nhất Luật này bắt buộc mua bảo hiểm nghề nghiệp. “Mua bảo hiểm nghề nghiệp là để bảo vệ CCV khi có rủi ro về trách nhiệm cá nhân, nhưng so sánh với bác sỹ, kiểm toán viên, luật sư thì không biết ai rủi ro hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nêu rõ.
Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định cho biết, UBTVQH cơ bản đồng tình với những vấn đề trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã thống nhất.
Đối với quy định về BHTNNN của CCV, UBTVQH đề nghị thiết kế 2 phương án trình QH xem xét. Phương án 1 giữ như Luật hiện hành là BHTNNN của CCV là bảo hiểm bắt buộc; phương án 2 như Chính phủ đề nghị không quy định BHTNNN của CCV là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà chỉ quy định TCHNCC có nghĩa vụ mua bảo hiểm này cho CCV của tổ chức mình.
Về quy định các giao dịch phải công chứng, các Ủy viên UBTVQH tán thành quy định tại Điều 3 dự thảo Luật. Theo đó, giao dịch phải công chứng là giao dịch quan trọng, đòi hỏi mức độ an toàn pháp lý cao và được Luật quy định hoặc Luật giao Chính phủ quy định phải công chứng. Bộ Tư pháp có trách nhiệm rà soát, cập nhật, đăng tải các giao dịch phải được công chứng, chứng thực trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ghế đá Hồ Tây thành...của riêng
- ·Party General Secretary hosts Lao Prime Minister
- ·VN, Belarus enjoy co
- ·Mekong nations collaborating to boost regional development
- ·Ly hôn, con dưới 3 tuổi có chắc mẹ được nuôi?
- ·UK to continue support for VN
- ·Vietnamese, Singaporean Defence Ministers hold talks
- ·Chile Deputy FM visits Việt Nam
- ·Kết hôn không thể vội vàng…
- ·Regional business body launched at WEF Mekong summit
- ·Xử lí nghiêm người đốt vàng mã nơi công cộng
- ·VN makes efforts for dynamic, prosperous Mekong sub
- ·Competent officials needed
- ·Joint Statement: “Seize Opportunities, Shape the Future”
- ·Quên giàu sang, gái Thủ đô về làm dâu nông thôn
- ·VN, Cambodia hasten land border demarcation
- ·Rouhani vows better conditions for VN oil, gas firms
- ·Senior officials prepare for regional summits in Hà Nội
- ·Tội lắm bé 13 tháng tuổi: mắc tim bẩm sinh, nguy cơ mù lòa
- ·VN, Laos reaffirm ’highest priority’ ties