【nhận định melbourne city】Nhà nước không “thả nổi” giá
Theànướckhôngthảnổigiánhận định melbourne cityo Bộ Tài chính, việc quản lý, điều tiết giá hàng hóa, dịch vụ ở nước ta hiện nay thực hiện theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn.
Đối với một số hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng; hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN, Nhà nước can thiệp trực tiếp vào giá cả thông qua hình thức định giá (như định mức giá cụ thể, định khung giá, định mức giá tối đa, hoặc mức tối thiểu).
Việc định giá của Nhà nước được phân cấp rõ ràng và tuân thủ theo đúng nguyên tắc, căn cứ định giá quy định tại Luật Giá và các phương pháp định giá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định. Các nguyên tắc và phương pháp định giá được quy định phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, việc định giá của nhà nước được thực hiện theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ từ việc xây dựng phương án giá đến thẩm định phương án giá và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định mức giá hàng hóa, dịch vụ.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá, theo Bộ Tài chính, giá cả của hàng hóa, dịch vụ này do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tự quyết định theo cơ chế giá thị trường. Tuy nhiên, Nhà nước không hoàn toàn thả nổi, hoặc buông lỏng cho thị trường, mà tùy theo đặc điểm và tầm quan trọng của từng loại nhóm hàng hóa, dịch vụ Nhà nước có hình thức quản lý, điều tiết giá phù hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, đối với những mặt hàng quan trọng, thiết yếu mà sự biến động giá của nó tác động lớn và rộng rãi đến tất cả các lĩnh vực của sản xuất, đời sống, nhưng việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng này còn bị chi phối bởi doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, thì các biện pháp điều tiết giá của nhà nước sẽ thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Ví dụ mặt hàng xăng dầu, giá bán xăng dầu thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước (Nghị định 84/2009/NĐ-CP và Nghị định 83/2014NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu). Theo đó, Nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát và điều tiết giá xăng dầu thông qua việc: Quy định công thức tính giá cơ sở tính theo bình quân giá xăng dầu thế giới (30 ngày theo quy định tại Nghị định 84; 15 ngày theo quy định của Nghị định 83) để các doanh nghiệp có căn cứ tính toán và đăng ký mức giá với cơ quan Nhà nước. Khi giá cơ sở tăng cao hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân, Nhà nước áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua công cụ tài chính và Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm giữ ổn định giá hoặc không để giá tăng quá cao, gây tác động bất lợi đến phát triển kinh tế- xã hội, mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế- vĩ mô và an sinh xã hội, đặc biệt Nhà nước không bù lỗ các mặt hàng xăng dầu.
Về chế độ công khai thông tin về giá, theo Bộ Tài chính, nghĩa vụ công khai thông tin về giá không chỉ quy định đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, cơ quan truyền thông mà đối với cả cơ quan Nhà nước.
Đơn cử đối với mặt hàng điện, để góp phần công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá, từ năm 2011 hàng năm, Bộ Công Thương đã thành lập tổ công tác kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh điện thực tế tại Tập đoàn điện lực Việt Nam và một số đơn vị thành viên với nguyên tắc như: Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền điện, phân phối và phụ trợ; tách bạch chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và các lĩnh vực khác với chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh điện trong tất cả các khâu.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương đã có công bố công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện các năm 2010, 2011, 2012 theo quy định. Hiện Bộ Công Thương đang tổng hợp kết quả kiểm tra để công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2013 theo quy định.
Về niêm yết giá, Bộ Tài chính cho biết, Luật Giá đã có quy định cụ thể và việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa đã được thực hiện nghiêm.
Ví dụ đối với trường hợp giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan liên quan đã tiến hành kiểm tra 305 vụ, xử lý 269 vụ liên quan đến các tổ chức, cá nhân có vi phạm, trong đó có cả hành vi vi phạm không niêm yết giá, niêm yết không đầy đủ, chưa đúng quy định và bán cao hơn giá niêm yết… Tổng số tiền phạt thu nộp NSNN cho tất cả các hành vi vi phạm lên tới hơn 500 triệu đồng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước gửi điện mừng Quốc khánh Mỹ đến Tổng thống Trump
- ·Lan tỏa giá trị của hạnh phúc
- ·Lựa chọn cấp ủy đủ đức, đủ tài, có tầm nhìn, tư duy chính trị sâu sắc
- ·Mạnh tay xử lý gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm
- ·Công điện của Thủ tướng: Khẩn trương ứng phó bão số 9
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước có công điện khẩn ứng phó với bão số 8
- ·Tiền vẫn có chỉ lo khó tiêu
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Bộ VHTTDL: Ban hành Kế hoạch Triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Nguyên Phó Cục trưởng Cục tác chiến từ trần
- ·Thủ tướng: Đưa nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới
- ·Khai mạc Ngày hội Gia đình tiêu biểu miền Tây Nam Bộ
- ·Ngăn chặn pháo nổ nơi cửa ngõ miền Trung
- ·Ngày hội thể thao, truyền thông về bình đẳng giới
- ·Việt Nam, Nhật Bản trao đổi 12 văn kiện hợp tác trị giá gần 4 tỷ USD
- ·Thủ tướng: Tiến tới bỏ biên chế suốt đời
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Đà Nẵng: Biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong xây dựng gia đình văn hóa