【kết quả trận puebla】Chính thức mở con đường mới, chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan khẳng định tại Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản diễn ra trong bối cảnh yêu cầu mở đường tiêu thụ cho nông sản bị ách tắc bởi đại dịch Covid-19 đang rất cấp bách,ínhthứcmởconđườngmớichuyểnsangtưduykinhtếnôngnghiệkết quả trận puebla ngày 31/8.
Chia sẻ về vấn đề kết nối nông sản, ông Hoàng Văn Duy - Tổng giám đốc Mekong Sea Food Group nói, thông qua liên kết với Tổ công tác 970, công ty đã chốt được khoảng 300 tấn thực phẩm. Song, ông đề nghị được kết nối thêm với các cơ sở có năng lực, nguyên liệu đầu vào ổn định, đáp ứng sâu hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường.
Bên cạnh đó, ông Duy lưu ý cần thông tin thông suốt giữa cung - cầu, nhằm giúp những đơn vị có nhu cầu lớn sớm chốt đơn, đồng thời minh bạch đơn giá, tăng tính cạnh tranh, giảm những liên kết nhỏ lẻ với từng HTX, đơn vị sản xuất.
Là doanh nghiệp trong ngành bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX thương mại TP HCM (Saigon Coop), khẳng định sẽ thu mua, kết nối với các vùng nguyên liệu ở các địa phương. Theo ông, hiện có rất nhiều hình thức phân phối hàng hoá.
Ngoài sàn điện tử, còn có gói mua chung, đi chợ hộ. Việc phát triển nông sản tại các địa phương cũng nên theo xu hướng này. Tức phát triển sản phẩm nông sản phù hợp nhu cầu online, ngay cả khâu đóng gói để việc kết nối được hiệu quả hơn.
Thay vì chỉ kết nối tiêu thụ nông sản trực tiếp có thể đẩy mạnh kết nói trực tuyến |
Để kết nối nông sản trực tuyến thành công, Nguyễn Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, cho rằng, cần có bộ khung quy tắc về liên kết chuỗi cho từng sản phẩm ngành hàng cụ thể. Khi đó, chọn ra các doanh nghiệp đầu tàu trong ngành để hưởng ứng.
Ngoài ra, ông Nguyễn hoàng Anh cũng gơi ý,phải chọn các sản phẩm rồi đặt ra hạn ngạch, tỷ trọng và rà soát quy hoạch vùng, địa phương có lợi thế, phù hợp năng lực sản xuất cho từng sản phẩm, ngành hàng từ giống đến nuôi trồng, quy hoạch, lưu trữ, chế biến, thương mại.
“Công nghệ 4.0 kết nối người với vật được, vậy tại sao không kết nối trái xoài, trái chuối, kết nối ngành nông nghiệp. Chúng ta đặt ra những câu hỏi, thì sẽ tìm ra câu trả lời, tìm ra giải pháp”, Bộ trưởng nói.
Theo ông, trước chúng ta bán cái chúng ta làm ra được, bây giờ chúng ta bán cái thị trường cần. Các trung tâm tiêu thụ nông sản sẽ phát đi tín hiệu, từ đó kích thích người nông dân xây dựng mã vùng trồng, vùng nuôi, nắm chắc thị trường 100 triệu dân trong nước, rồi mở rộng ra nước ngoài.
Bộ trưởng chỉ rõ, thị trường chỉ đáp ứng được khi chúng ta tối ưu tiện ích cho người tiêu dùng, tối ưu sản xuất. Người tiêu dùng ngồi ở nhà, nông sản được đưa đến tận nơi. Thấy tiện ích, người ta sẽ đặt hàng. Mở tổng cầu sẽ mở được tổng cung. Chúng ta cần thẩm thấu câu chuyện đơn giản này, để ban chỉ đạo phát triển thị trường, xúc tiến thị trường đưa ra những quyết sách phù hợp.
Ông nhận định, nền nông nghiệp sở dĩ bị đứt gãy là do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, dịch bệnh Covid-19 chỉ là tác động ở một thời điểm. Còn bình thường, đứt gãy lâu nay vẫn lặp lại có tính chất chu kỳ, mà chúng tay hay dùng từ "giải cứu" thanh long, hành tím, xoài, dưa hấu,... vì mù mờ về thông tin, về tích hợp giữ liệu.
Thông qua diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản, nhà vườn, nông dân sẽ hiểu hơn quy luật thị trường, tín hiệu thị trường để tìm cách đáp ứng. Các Sở NN-PTNT cũng tìm thấy vai trò của mình trong định hướng sản xuất. Mọi điều đều phụ thuộc vào thị trường và cách ứng xử với thị trường.
“Diễn đàn là nơi để khớp nối dữ liệu cung - cầu giống như khớp nối lệnh của thị trường chứng khoán. Lúc đó sẽ quyết định ra được thị trường”. Ông cho rằng, đây là không gian giao dịch thương mại để kết nối giữ hai đầu cung - cầu, giống như những sàn giao dịch thương mại điện tử thời gian qua.
Bên cạnh đó, nó còn giúp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành là Bộ NN-PTNT định hình lại chuỗi sản xuất nông nghiệp, từ sản xuất tới phân loại bảo quản, sơ chế, chế biến, logistics cho đến thị trường. Nói dễ hiểu, nó như là một “bản đồ số nông nghiệp” để khi nhìn vào vào sẽ biết tắc ở chỗ nào.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan yêu cầu cần bắt tay sớm vào công việc. Nhiệm vụ sắp tới không chỉ dừng các kết quả ở miền Nam, không thể hài lòng trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại, mà cần nhân rộng mô hình ra cả nước. Từ người sản xuất, tiêu dùng, đến doanh nghiệp, cơ quan quản lý cùng thay đổi, để thay đổi, phát triển hình ảnh, chất lượng, giá trị của nông sản.
"Kết nối nông sản sẽ kết nối được con người. Chúng ta cần trân quý những người tạo ra giá trị cho nông sản Việt. Đó là giá trị chiều sâu của diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản này, cũng là phương hướng chúng ta phải đi", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Hà Giang
(责任编辑:La liga)
- ·Đàn ông chỉ thích yêu, kết hôn thì... cứ từ từ
- ·Mỗi lít xăng giảm hơn 700 đồng
- ·Tìm lạc quan trong những lo ngại
- ·Thủ tướng: Xuất khẩu tươi quan trọng, chế biến sâu còn quan trọng hơn
- ·Gỡ 'nút thắt' 16.000 tỉ cho VEC mở rộng cao tốc TP.HCM
- ·Đảm bảo phòng chống dịch không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, thu hút du lịch
- ·Buôn lậu thuốc lá lại tăng nhiệt ở biên giới Tây Nam
- ·Khởi công khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn vốn đầu tư 9 tỷ USD
- ·Kiên định cùng thế giới thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
- ·V.League 2020: Trở lại kịch tính, hấp dẫn
- ·Tháng 2 cấp đổi giấy phép lái xe mới
- ·An Giang: Phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm chay không rõ nguồn gốc
- ·Việt Nam trân trọng và quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA
- ·Bộ Tài chính tổ chức phổ biến, quán triệt Luật Cư trú, Luật Lưu trữ
- ·Thắt lòng cảnh con tâm thần chăm mẹ liệt giường
- ·Quảng Ninh: Phát hiện và xử lý vi phạm về thực phẩm bẩn và phòng chống dịch Covid
- ·Giải bóng chuyền chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV
- ·Thủ tướng: Xuất khẩu tươi quan trọng, chế biến sâu còn quan trọng hơn
- ·“Vì anh là người đầu tiên…”
- ·Bình Phước: Phát hiện cơ sở kinh doanh trên 1 tấn thịt gia cầm, động vật nhập lậu