【ltd bdn】Khó khăn tạo cơ hội
Tuy nhiên,ókhăntạocơhộltd bdn những khó khăn về chính trị hiện nay lại đang hé lộ những cơ hội chưa từng có cho một quá trình tái xây dựng châu Âu giàu tính nhân văn và dựa trên một nền tảng vững chắc hơn. "Làn gió" năng động mới của cặp đôi Pháp-Đức sau sự kiện ông Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống Pháp có thể trở thành cơ sở vững chắc củng cố quan điểm nói trên.
Trải qua 3 thập niên, chương trình phát triển và thống nhất EU đã ngày càng xa vời những tham vọng của thời kỳ đầu thành lập. EU đã dần dần xa rời ý tưởng ban đầu của những người sáng lập như Jean Monnet, Robert Schuman và Konrad Adenauer về việc xây dựng một châu Âu cho người dân sau khi bị Chiến tranh Thế giới II tàn phá. Chính thời kỳ tăng trưởng trong 30 năm "vẻ vang" cùng sự nổi lên của chính sách tự do mới đã khiến châu Âu rời xa mô hình được vạch ra ban đầu.
Năm 1993, EU đã tập trung vào mục tiêu củng cố thị trường nội địa và xây dựng liên minh kinh tế, tiền tệ theo những nguyên tắc của toàn cầu hóa. Tự do lưu thông hàng hóa đã khuyến khích làn sóng dịch chuyển các nhà máy sản xuất và tự do đi lại chính là yếu tố làm gia tăng dòng người nhập cư. Những tiến triển này được phản ánh rõ nét qua các giai đoạn mở rộng châu Âu. Việc mở rộng "tăng tốc" thêm 12 nước chỉ trong vòng 3 năm, từ năm 2004-2007, đã làm EU phải đối mặt với sự nghi ngờ ngày càng tăng trong công chúng. Việc đóng cửa các nhà máy và dòng người di cư ồ ạt từ Đông Âu đến thị trường lao động Tây Âu đã làm cho tầng lớp trung lưu tại đây cảm thấy bị ảnh hưởng trầm trọng, thậm chí một số đối mặt với tình trạng bần cùng hóa và xã hội mất đi bản sắc.
Sự hỗn độn do tiến trình xây dựng châu Âu và tiến trình toàn cầu hóa dường như bị giới lãnh đạo các nước thành viên EU coi nhẹ. Mặc dù đã nhận thức được việc phải tái xây dựng châu Âu từ cách đây vài năm, song châu Âu lại chỉ tập trung chủ yếu vào việc mở rộng liên minh tiền tệ, mà quên mất một thực tế là để khôi phục châu Âu vững mạnh, an toàn và đáp ứng nguyện vọng yêu cầu của người dân thì cần phải có 2 điều kiện chính, đó là tái xác định tầm nhìn mới của toàn châu Âu và giải quyết các hồ sơ lớn còn tồn đọng của quá khứ. Sau cuộc bầu cử tại các nước, châu Âu sẽ phải tập trung quản lý vấn đề nợ công cao, khơi thông lĩnh vực ngân hàng và thảo luận lại việc quản lý làn sóng người di cư. Trong tiến trình giải quyết các vấn đề kinh tế, tài chính và tiền tệ không thể bỏ qua những vấn đề sống còn quan trọng khác như an ninh, quốc phòng trong bối cảnh tình trạng khủng bố tăng cao và tình hình địa chính trị phức tạp, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng trong giới trẻ và cuối cùng là quá trình chuyển đổi sang môi trường kinh tế xã hội mang đậm dấu ấn kỹ thuật số.
Gần đây đã xuất hiện những tín hiệu mới đưa EU đến với một tầm nhìn lạc quan hơn về tương lai của châu Âu. Kế hoạch Juncker, được khởi động năm 2015, là một chương trình đầu tư 315 tỷ euro nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực tương lai như năng lượng tái tạo, băng thông rộng, kỹ thuật số… Đây là bước đi đầu tiên để tăng cường đầu tư tại châu Âu và hướng "lục địa già" tới một sự tăng trưởng bền vững. Tiếp theo là Sách Trắng của Ủy ban châu Âu (EC) được đề xuất hồi tháng 3/2017 với mục đích nghiên cứu những tiến triển đặt ra cho châu Âu từ nay đến năm 2025 và đề xuất những kịch bản khác nhau cho giới lãnh đạo châu Âu. Cũng cần nhắc đến Tuyên bố 60 năm Hiệp ước Rome, với 4 mục tiêu chính cần hướng tới, đó là một châu Âu an toàn và an ninh, một châu Âu thịnh vượng và quan tâm đến phát triển bền vững, một châu Âu xã hội và một châu Âu mạnh hơn trên trường quốc tế.
Các kết quả bầu cử tại Hà Lan và Pháp là minh chứng rõ nét phản ánh mong muốn của người dân trong việc theo đuổi mô hình châu Âu trên một cơ sở mới. Châu Âu đang hướng đến việc xây dựng lại, nắm vận mệnh của mình để vượt qua Brexit và bảo vệ lý do tồn tại: Đó là sự gắn kết và tính độc đáo. Nếu chủ nghĩa hoài nghi châu Âu được nuôi dưỡng bởi sự thất vọng, lòng nghi ngờ và khuynh hướng thu mình vào bên trong đường biên giới quốc gia, thì đây cũng lại chính là thời điểm có thể mang lại cho những người ủng hộ châu Âu một động lực mới trong việc xây dựng một EU tăng trưởng bền vững, hành xử có trách nhiệm và hội nhập cả trong nội khối và với thế giới. Đó cũng chính là những điều làm nên giá trị châu Âu được nhiều thế hệ cùng hướng tới.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bị chồng ngoại tình đánh đập, ly hôn vợ được phần hơn
- ·Giá dầu WTI tăng lên mức cao nhất trong gần 7 năm
- ·Rút gọn danh mục dự án được ưu tiên cấp bảo lãnh Chính phủ
- ·Việt Nam tiến hành thử nghiệm vaccine phòng bệnh COVID
- ·Kinh doanh tại nhà chung cư là vi phạm pháp luật?
- ·Infographic: Dự kiến sự kiện quốc tế tuần từ ngày 26/7 đến 1/8
- ·Epson tung 28 sản phẩm mới
- ·Thí sinh đăng ký học nghề trực tuyến trên nhiều ứng dụng
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 6/2016
- ·NSƯT Thanh Hiền được bổ nhiệm giám đốc nhà hát múa rối Thăng Long
- ·Thương cháu bé 4 tuổi mất cả bố lẫn mẹ sau tai nạn
- ·17.724 nhà đầu tư ngoại được cấp mã giao dịch chứng khoán
- ·Nissan chính thức giới thiệu mẫu Note SR 2015
- ·Thái Phiên ra sách ảnh nude yoga độc bản tặng người mẫu ruột
- ·Trao hơn 42 triệu đồng bạn đọc giúp đỡ bé Hoàng Minh Anh mắc bệnh ung thư võng mạc
- ·Doanh nghiệp niêm yết trên HNX thu về 241,8 tỷ đồng
- ·Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính thuế không còn phù hợp
- ·Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu
- ·Có được thuê lao động đã 75 tuổi?
- ·Toyota phát triển thế hệ động cơ mới