【kq pha】Khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp hỗ trợ
Ngành công nghiệp hỗ trợ "chậm lớn" | |
Bộ Công Thương kiến nghị hỗ trợ nhiều ưu đãi thuế, phí cho ngành công nghiệp đặc thù | |
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm thấy cơ hội giữa "vòng xoáy" Covid-19 |
Đai diện các bên tiến hành nghi thức khai trương |
Theo Bộ Công Thương, công nghiệp chế biến, chế tạo được ví như "xương sống" của nền kinh tế, là nền tảng và là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam.
Với mức tăng trưởng được duy trì khoảng 10,6%/năm, khu vực chế biến, chế tạo đang được xem là “điểm sáng” của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu do dịch virus corona gây ra.
Bên cạnh đó, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng đang là lĩnh vực chủ lực thu hút đầu tư nước ngoài. Chỉ tính riêng trong năm 2019, cả nước thu hút được 3.478 dự án mới, với tổng vốn đạt gần 31,8 tỷ USD thì lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với tổng vốn đạt 21,6 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, liên kết đầu - cuối trong chuỗi sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ, doanh nghiệp còn loay hoay với câu chuyện kết nối cung - cầu.
Nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là xây dựng và hoàn thiện hệ thống thống kê, cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển và công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy kết nối giữa nhà cung cấp Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng chính sách về công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chất lượng công tác thống kê, bảo đảm thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Sau quá trình triển khai khảo sát thu thập thông tin doanh nghiệp, đến nay, Cục Công nghiệp đã cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp, gồm có 500 doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, 347 doanh nghiệp trong lĩnh vực ô tô, 750 doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, 1.145 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và 910 doanh nghiệp trong lĩnh vực da giày.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ là dấu mốc quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu hình thành mạng lưới kết nối trong nước với nước ngoài, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia.
“Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các hoạt động giao thương trực tiếp gặp nhiều khó khăn, hệ thống này sẽ càng phát huy vai trò của mình, giúp doanh nghiệp kết nối và nắm bắt cơ hội từ những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay mới đây nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA_”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Là đơn vị phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu này, ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC nhận định: Hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ra mắt khi dịch Covid-19 đang tác động mạnh mẽ đến các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh này, sự ổn định nguồn cung và năng lực của các nhà cung cấp địa phương trở nên hết sức quan trọng.
Tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với các công ty đa quốc gia thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu này, cùng với môi trường kinh doanh ổn định và ít rủi ro của Việt Nam, được minh chứng bởi thành công trong kiểm soát dịch Covid-19 nhanh chóng, hứa hẹn giúp khẳng định Việt Nam là một trung tâm chế biến chế tạo chủ chốt trong khu vực.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Các bước làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp online cho người lao động
- ·Indonesia tuyên bố xua đuổi tàu tuần duyên Trung Quốc
- ·Cuba lần thứ 3 không khôi phục được điện
- ·Điểm thăm dò bầu cử sít sao giữa ông Trump và bà Harris
- ·Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải
- ·Philippines: Bão Trami gây lũ lụt trên diện rộng, ít nhất 24 người thiệt mạng
- ·35 triệu đàn ông ế vợ, Trung Quốc tranh cãi việc 'nhập khẩu cô dâu'
- ·Quân đội Israel 'đốt trường học' ở Gaza
- ·Chính quyền địa phương đóng vai trò “then chốt” trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT
- ·Gam màu u tối đằng sau thị trường giao đồ ăn lớn nhất thế giới
- ·Phụ nữ Thái Nguyên: Đoàn kết, sáng tạo phát triển kinh tế hiệu quả trong thời kỳ hội nhập
- ·Nga sắp trình làng chiến hạm mang 20 tên lửa hành trình
- ·Thủ tướng đề nghị Nga giúp đỡ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân
- ·Lý do số chuyến bay quốc tế tới Trung Quốc giảm
- ·Xử lý việc dùng Google Maps quảng cáo dịch vụ vi phạm pháp luật
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Cố vấn an ninh quốc gia UAE
- ·Chủ tịch Quốc hội Cuba bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
- ·Năm 2020, Việt Nam dư 13,5 triệu tấn lúa cho xuất khẩu
- ·Thị trấn Vovchansk 'gần như bị xóa sổ' bởi xung đột Nga