【365 bong.com】Hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo chuyển biến căn bản trong phòng, chống tội phạm
Đây là một trong những nội dung Thông báo 281/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng ban Chỉ đạo 138 về phòng chống tội phạm và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Một số địa phương chưa đề cao trách nhiệm người đứng đầu
Thông báo chỉ rõ, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý gần 86 nghìn vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 6 nghìn tỷ đồng, khởi tố 1.300 vụ án, với hơn 1.500 đối tượng.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động quyết liệt, cụ thể, như: Kế hoạch giám sát hàng hóa tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; Kế hoạch chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới Tây Nam.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tội phạm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, công tác phối hợp của một số bộ, ngành và Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo còn hạn chế; tiến độ phê duyệt, triển khai một số đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng chống tội phạm chưa đáp ứng yêu cầu; công tác trấn áp tội phạm một số nơi thiếu quyết liệt; tội phạm hình sự diễn biến phức tạp, ở một số địa phương tỷ lệ khám phá án còn thấp, không đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.
Hạn chế nữa là, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tuy đã được tập trung chỉ đạo những chưa tạo được chuyển biến căn bản. Tình trạng hàng giả, hàng có nguồn gốc từ nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn bày bán công khai ở nhiều nơi.
Tình trạng trốn thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp qua khai báo gian dối về giá, chuyển giá vẫn diễn ra phức tạp. Tình trạng lợi dụng chính sách quản lý rủi ro để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, hàng giả xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ…, có chiều hướng gia tăng nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Kết luận của Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ, hạn chế nêu trên, chủ yếu chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo.
Một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy chế, quy trình công tác, có biểu hiện bao che, thậm chí có trường hợp “bảo kê” cho tội phạm, vi phạm pháp luật, tham nhũng khi thi hành công vụ. Kỷ luật, kỷ cương hành chính có nơi, có lúc chưa nghiêm, chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Một số quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn bất cập, sơ hở.
Chỉ đạo điều tra, xử lý một số vụ buôn lậu điển hình
Tại thông báo này, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, không để người dân bức xúc, giảm sút niềm tin vào đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngay trong chính lực lượng chức năng;
Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, loại ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất tiếp tay cho tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với các vị trí nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Đồng thời, các lực lượng thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố, tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật để có biện pháp ngăn chặn, nâng cao chất lượng điều tra khám phá các vụ án.
Đối với các loại tội phạm có tổ chức, mua bán người, ma túy, “tín dụng đen”, khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, than, cát sỏi, buôn lậu, nhất là buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, phân bón, rác thải độc hại, sản xuất, kinh doanh hàng giả... cần tổ chức điều tra triệt phá tận gốc, xử lý nghiêm đối tượng chủ mưu, cầm đầu.
Các cơ quan điều tra phối hợp chặt chẽ với viện kiểm sát, tòa án trong điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; kịp thời truy tố, xét xử những vụ án lớn, được dư luận xã hội quan tâm để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thường xuyên gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí và người dân trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, khảo sát tại một số địa phương trọng điểm để nắm tình hình phục vụ công tác tham mưu, chỉ đạo các mặt công tác phòng, chống tội phạm.
Bộ Tài chính làm tốt nhiệm vụ của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; chủ động phối hợp với Bộ Công an và cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo điều tra, xử lý một số vụ việc điển hình mà dư luận quan tâm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia giúp Trưởng ban phụ trách các lĩnh vực: hoàn thiện sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, tạo sự chuyển biến căn bản; chỉ đạo xử lý làm rõ thông tin báo chí, người dân phản ánh về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...
Tổng cục Hải quan đẩy mạnh việc giám sát hoạt động công vụ của công chức hải quan bằng camera và các biện pháp kỹ thuật khác; nghiên cứu, trang bị camera di động giám sát hoạt động công vụ khi công chức làm nhiệm vụ ở ngoài trụ sở; củng cố, hoàn thiện phần mềm quản lý rủi ro, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới, hàng hóa là quà biếu, quà tặng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tốt công tác quản lý nhà nước về hải quan, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Tổng cục Thuế tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về thuế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc kê khai, nộp thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ; có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả tình trạng chuyển giá, khai báo gian dối về giá, chi phí để trốn thuế; nghiên cứu, trang bị camera di động giám sát hoạt động công vụ khi công chức làm nhiệm vụ ở ngoài trụ sở./.
Ngọc Linh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·TPHCM: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn giảm sâu
- ·Ấn tượng S
- ·Ngồi cửa đợi người yêu khám thai, nghe bác sĩ hỏi tôi rụng rời chân tay
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Kinh tế Canada chịu tác động nhẹ nếu hiệp định NAFTA sụp đổ
- ·Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường UAE
- ·Gạo Việt Nam có tận dụng được “cơ hội vàng”?
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Xuất khẩu lại “quay đầu” trong nửa đầu tháng 8
- ·Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- ·Em vợ bán đất giùm, tôi mất trắng khoản tiền lớn
- ·Giới chức Fed đánh giá tỷ lệ lạm phát Mỹ có thể vượt quá mục tiêu
- ·Siêu mẫu Malaysia mặc phản cảm ở Hội An bị phản ứng gay gắt
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·'Dị nhân' gần nửa thế kỷ không ngủ bây giờ ra sao?
- ·Giảm "sốc" trong xuất khẩu, WB khuyến nghị tăng khả năng chống chịu cho hàng hóa
- ·Infographics: Gần 30 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa cuối tháng 7/2023
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·8X Hà Tĩnh học lỏm ở xưởng mộc giờ nổi tiếng với tác phẩm độc đáo