【kết quả trận kosovo】Phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình KTXH
Chương trình phòng,òngngừamạidâmthôngqualồngghépcácchươngtrìkết quả trận kosovo chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm; giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm.
Mại dâm là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó. Ảnh minh họa
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số khu vực như: Đồng bằng sông Hồng 3.673 người; Đông Bắc 913 người; Bắc Trung bộ 887 người; Đông Nam Bộ 3.200 người; Đồng bằng Sông Cửu Long 1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó.
Xuất hiện những đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới: Gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng internet, facebook,… Tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng; đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau.
Tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Cụ thể, nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn (tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng gia tăng (45,3%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đường lây truyền khác); tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới là 3,9% (tăng gần 2 lần so với năm 2012); người hoạt động mại dâm thường bị bạo lực, chiếm đoạt tài sản, tiền bạc, bóc lột tình dục; bị kỳ thị, xa lánh, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội…
Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mua bán người, tổ chức hoạt động mại dâm ở một số địa phương. Hình thành những đường dây mua bán người vì mục đích mại dâm...; tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm có chiều hướng gia tăng không chỉ ở trong nước và ngoài nước.
Phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình KTXH
Để phòng, chống tệ nạn mại dâm, Chương trình phấn đấu đến năm 2017 50%, năm 2020 100% các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người.
Cụ thể, sẽ tổ chức rà soát, đánh giá về nhóm người có nguy cơ cao (thanh niên chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm….) và các chương trình an sinh xã hội, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để hướng mục tiêu của các chương trình đến các nhóm đối tượng này.
Bên cạnh đó, xây dựng các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo… nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp; xây dựng các kế hoạch lồng ghép việc thực hiện các Chương trình an sinh xã hội tại địa phương với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
Xây dựng thử nghiệm 3 mô hình
Chương trình cũng sẽ xây dựng thử nghiệm 3 mô hình: 1- Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội; 2- Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 3- Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới.
Trong đó, với mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội, xây dựng tiêu chí lựa chọn địa phương thí điểm xây dựng và vận hành mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm (bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đào tạo nhân lực, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất…).
Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ về phương pháp tiếp cận, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với người bán dâm; lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và thử nghiệm việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng hoặc tại các Trung tâm công tác xã hội.
Hoàng Nguyên
(责任编辑:La liga)
- ·Giải cứu 3 nữ sinh viên đi lạc, mắc kẹt ở núi Hòn Vượn tại Huế
- ·Bổ sung kinh phí mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp
- ·Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ nhiệm kỳ 2018
- ·Lần đầu tiên vượt thu ngân sách 3,5 tỷ USD
- ·Công bố 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2015
- ·Đã có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất cho hộ dân miền núi, hải đảo
- ·Cánh cửa rộng mở ra thế giới
- ·Tăng vốn góp tối thiểu của công ty đại chúng lên 30 tỷ đồng
- ·Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- ·Thủ tướng: Không ôm đồm, tạo thuận lợi cho địa phương giải ngân vốn đầu tư công
- ·Vinh danh những “Khoảnh khắc vàng” trong nhiếp ảnh
- ·"Ngập lụt tại Chương Mỹ không do xả lũ hồ Hòa Bình"
- ·Thống nhất đầu mối kiểm soát chi tại KBNN: Hồ sơ thanh toán được giải quyết nhanh, kịp thời
- ·Xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản: Chất lượng là yếu tố tiên quyết
- ·Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, mức lương của người lao động có thay đổi?
- ·Tiết kiệm hơn 84,8 tỷ đồng từ chi thường xuyên và xây dựng cơ bản
- ·Hoàn toàn có thể kiểm soát CPI năm 2019 từ 3,3 đến 3,9%
- ·Phải báo cáo việc xử lý tồn tại về tài chính khi cổ phần hóa
- ·Dự báo thời tiết 25/7/2024: Hà Nội và TPHCM nắng gián đoạn
- ·Kho bạc Nhà nước đồng lòng kiện toàn bộ máy