会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xep hang nga】Đấu tranh với tội phạm mạng xã hội!

【bang xep hang nga】Đấu tranh với tội phạm mạng xã hội

时间:2025-01-09 07:33:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:317次

Bài cuối:
XÂY DỰNG THẾ TRẬN LÒNG DÂN
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG


BPO - Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,Đấutranhvớitộiphạmmạngxatildehộbang xep hang nga internet góp phần phục vụ đắc lực phát triển kinh tế - xã hội thì các loại tội phạm cũng lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội với nhiều thủ đoạn tinh vi. Đây là thách thức lớn đối với lực lượng an ninh mạng và các cơ quan chức năng. Làm gì để phát huy công nghệ số phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn và hạn chế mặt trái của công nghệ số và mạng xã hội (MXH) mang lại, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) có cuộc trao đổi với ông Lê Nguyên Tánh, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông về vấn đề này. 

Xây nền tảng, kiểm soát toàn diện 

* Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì triển khai chính quyền điện tử, để bảo đảm môi trường thông tin trên MXH và đấu tranh ngăn chặn thông tin xấu, độc, vi phạm pháp luật, đơn vị đã có những giải pháp gì, thưa ông?

Thời gian qua, sở đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về thông tin điện tử, MXH trên địa bàn tỉnh. Đối với những vụ việc vượt thẩm quyền, đơn vị báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý. Đơn vị cũng đã tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý MXH và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Đồng thời chủ động xây dựng kịp thời các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trên cơ sở các dự báo khoa học về sự phát triển của MXH.

Song song đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người sử dụng internet, MXH biết cách nhận diện thông tin tốt - xấu, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân khi sử dụng internet, MXH. Tăng cường cung cấp thông tin tích cực, chính thống để phản bác những thông tin sai sự thật; xử lý nghiêm hành vi đưa tin sai sự thật trên MXH; thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Thanh tra, kiểm tra, giám sát thông tin trên MXH, dịch vụ internet, thuê bao di động, sim, thẻ; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

Mạng xã hội phát triển mạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ tội phạm công nghệ tấn công người dùng mạng xã hội. Trong ảnh:Bị hại N.T.T ở xã Tân Thành, TP. Đồng Xoài 

Ngoài ra, đơn vị chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về trang thông tin điện tử. Xây dựng và kết nối các tài khoản trên MXH để chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và các bài viết đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên MXH. Xác định việc đấu tranh, phản bác thông tin xấu, độc là nhiệm vụ chính trị của mỗi đảng viên, huy động sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, từng bước xây dựng thế trận lòng dân trên không gian mạng nhằm đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Hiểu rõ MXH để ứng xử đúng với thông tin xấu, độc

* Hiện mô hình quản lý thông tin trên MXH vẫn theo cách thức quản lý báo chí truyền thống, trong khi môi trường thông tin MXH đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Vậy, với vai trò là cơ quan quản lý báo chí, truyền thông, ông cho biết những thách thức, khó khăn trong công tác giám sát, ngăn chặn thông tin xấu, độc hiện nay?

MXH đã trở thành kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội, có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của người dân, trong khi đó, mô hình quản lý thông tin trên mạng vẫn theo cách thức quản lý báo chí truyền thống. Với con số ước tính khoảng 48 triệu người sử dụng MXH ở Việt Nam hiện nay, bất kỳ người dùng MXH nào cũng có thể tạo ra một “cơ quan truyền thông” của cá nhân mình. Từ đó, hình thành một lực lượng "báo chí công dân" trên MXH, “cạnh tranh” quyết liệt với báo chí chính thống về độ nhanh nhạy, cập nhật thông tin, đặc biệt trong một số vấn đề, vụ việc nhạy cảm, phức tạp. Bên cạnh đó, với tính năng "chia sẻ", "bình luận" và "lan truyền" thông tin rất tiện lợi, nhanh chóng, MXH đang trở thành nơi hình thành các luồng dư luận lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý thông tin trên MXH còn bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tế. Các thế lực thù địch thì tăng cường lợi dụng internet và MXH để thực hiện các hoạt động chống phá.

Nội dung mà tài khoản facebook Jonh Alexander lừa đảo Bị hại N.T.T ở Tân Thành, TP. Đồng Xoài

Hiện nay, các MXH nước ngoài như Facebook, YouTube... liên tục cập nhật, bổ sung các tính năng mới, trong đó đáng chú ý nhất là các tính năng: livestream (truyền hình trực tiếp); messenger (tích hợp đầy đủ các tính năng quay phim, chụp ảnh, gọi thoại, gọi video, nhắn tin bằng chữ hoặc âm thanh, gửi tài liệu, hình ảnh...); tạo nhóm kín để trao đổi; gợi ý nội dung tương tự nội dung người dùng quan tâm hoặc thích xem (tính năng Suggest trên YouTube)... Đây là những tính năng giúp việc kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người dùng MXH trở nên rất tiện lợi và bí mật, đồng thời giúp các thông điệp mà người dùng MXH muốn chuyển tải đến những người khác vô cùng dễ dàng và có độ chính xác rất cao. Các thế lực thù địch đã tăng cường sử dụng những tính năng này của MXH để không chỉ tung tin giả, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ ta mà còn tiến hành các hoạt động lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động...

Tăng “sức đề kháng” với thông tin xấu, độc

* Trước thực trạng thông tin xấu, độc và tội phạm MXH ngày càng diễn biến phức tạp, đơn vị có những giải pháp nào để quản lý chặt chẽ, hiệu quả thông tin xấu, độc trên MXH trong thời gian tới, thưa ông?

Để phòng, chống thông tin xấu, độc trên MXH trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp như: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, định hướng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân về thông tin xấu, độc trên MXH; khuyến khích xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cơ quan, đơn vị, trường học, tổ chức, doanh nghiệp để dần hình thành “miễn dịch tâm lý” đối với tin đồn trong nhân dân bằng một nền tảng tri thức đủ “sức đề kháng” với mọi loại tin đồn độc hại, thất thiệt, sai sự thật.

Bên cạnh đó, các bộ, ban, ngành cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong quản lý internet. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm các sai phạm trên MXH. Quan tâm hơn nữa đến tội phạm công nghệ cao trong tình hình mới bằng các hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ, thiết lập hệ thống phòng vệ để chủ động và nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm; kịp thời trang bị các phần mềm, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng phục vụ công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao. 

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, đấu tranh, xử lý tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trong đó, tập trung nghiên cứu bổ sung kịp thời các chế định về các hành vi tội phạm, chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn... trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Giao dịch điện tử, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Thương mại điện tử... phù hợp với đặc thù và yêu cầu của công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Nghiên cứu triển khai áp dụng hình thức “tuần tra trên mạng” bằng việc phân công cán bộ trinh sát công nghệ thông tin thường xuyên truy cập vào các trang mạng, thâm nhập vào các diễn đàn công nghệ thông tin, nhất là các diễn đàn của giới tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao để chủ động nắm thông tin, tìm hiểu phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, các công cụ, phương tiện do các đối tượng phạm tội sử dụng. Tiếp tục thực hiện hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, sử dụng chứng minh thư nhân dân điện tử để quản lý thông tin và người sử dụng trên internet. 

Đặc biệt, với mỗi người dân, nhất là giới trẻ cần tự trang bị cho mình vốn hiểu biết và những kỹ năng cần thiết trong việc chọn lọc, nhận diện thông tin; kỹ năng công nghệ thông tin để chặn, lọc, xóa, báo xấu… các thông tin độc hại khi phát hiện, không để thông tin đó lan truyền; nắm vững và tuân thủ các quy định pháp luật và quy tắc ứng xử văn hóa trên MXH; rèn luyện tư duy biện chứng, tư duy phản biện khi tiếp xúc với các thông tin trên MXH để xem xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan, đa chiều, nhìn thấu được bản chất ẩn giấu sau hiện tượng bề ngoài, mục đích sâu xa ẩn sau những ngôn ngữ, hình ảnh; thường xuyên cập nhật kiến thức xã hội để nâng cao “sức đề kháng” trước những thông tin xấu, độc, sai trái, không để bị mắc lừa, dụ dỗ. 

Trước sự phát triển nhanh chóng của MXH, mỗi người dân cần nhận diện đúng những thông tin xấu, độc khi tiếp cận nhằm phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa những tác động tiêu cực, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước và xây dựng môi trường sống an toàn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ngọc Bích (thực hiện)

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
  • Trải nghiệm khoang "khách thương gia" trên Porsche Panamera
  • Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tri ân thầy cô vùng miền núi khó khăn
  • Các hãng xe điện đua nhau sáng tạo âm thanh nhận diện
  • Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
  • Honda Cub 1979 giá 1 triệu thành xe chơi qua bàn tay thợ Bình Định
  • Siêu SUV bọc thép giúp sống sót trong chiến tranh hạt nhân
  • Land Rover Discovery thế hệ mới xuất hiện tại Việt Nam
推荐内容
  • Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
  • Xe cổ của Điệp viên 007 bán giá 148 tỷ
  • Kỳ lạ xe tay ga Honda có mái che không sợ mưa nắng tại Hà Nội
  • Cách xử lý những sự cố bất ngờ khi lái xe trên đường
  • Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
  • Ngày Nhà giáo Việt Nam: Trao giải cuộc thi 'Học trò xứ Quảng'