【kết quả trận hồng kông】Cần cải cách toàn diện kiểm tra an toàn thực phẩm
Cần cải cách căn bản kiểm tra chuyên ngành | |
Kiểm tra chuyên ngành đã được cải cách từng bước | |
Thông tin chia sẻ thế nào trong hoạt động kiểm tra chất lượng,ầncảicáchtoàndiệnkiểmtraantoànthựcphẩkết quả trận hồng kông an toàn thực phẩm? |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, Hải quan Hải Phòng, tháng 11/2021. Ảnh: T.Bình |
Thực trạng
Mặc dù Nghị định 15/2018/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 15) về an toàn thực phẩm mang tinh thần cải cách kiểm tra chuyên ngành rất lớn như cắt giảm lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, áp dụng phương thức kiểm tra giảm, tuy nhiên quá trình triển khai còn những bất cập như chưa triển khai được phương thức kiểm tra giảm.
Theo tính toán của Bộ Y tế, với quy định tại Nghị định 15, số lượng lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ giảm được 95-98%. Thực tế việc thực hiện quy định về kiểm tra giảm theo quy định tại Điều 19 Nghị định 15 gặp nhiều khó khăn do cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu được các bộ chỉ định không cung cấp đủ thông tin về hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan không đủ cơ sở để xác định các lô hàng đủ điều kiện được áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo khoản 1 Điều 17 của Nghị định 15. Theo đó, hiện nay các lô hàng thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm (trừ đối tượng được miễn kiểm tra) vẫn phải thực hiện kiểm tra khi nhập khẩu.
Theo quy định hiện hành, việc kiểm tra an toàn thực phẩm được áp dụng đối với từng lô hàng nhập khẩu. Như vậy, cùng một mặt hàng nhập khẩu giống nhau, mỗi nhà nhập khẩu đều phải thực hiện thủ tục kiểm tra. Bên cạnh đó, đã có quy định về thừa nhận hàng hóa được sản xuất từ cơ sở uy tín, chất lượng nhưng chưa triển khai. Tại Nghị định 15 quy định hàng hóa được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương được áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Tuy nhiên, đến nay, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa cung cấp danh sách hàng hóa được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng này hoặc tương đương để cơ quan Hải quan có cơ sở triển khai thực hiện.
Ngoài ra còn tồn tại tình trạng chồng chéo trong kiểm tra an toàn thực phẩm với kiểm dịch. Hiện nay, nhiều mặt hàng vừa thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương và Bộ Y tế quản lý, vừa thuộc diện phải kiểm dịch động vật/thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và thuộc Danh mục dược liệu do Bộ Y tế quản lý.
Tìm hướng đơn giản thủ tục
Theo Bộ Tài chính, thực trạng trên đặt yêu cầu cần chuẩn hóa, cải cách toàn diện các quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm trong tổng thể thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính và Chính phủ điện tử đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.
Tại dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu (đang được lấy ý kiến các bộ ngành) đưa ra những quy định cải cách thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm.
Mục tiêu kế thừa các cải cách tốt của hoạt động kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro, đơn giản hóa, tự động hóa quy trình, thủ tục tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, giảm đầu mối tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức theo hướng doanh nghiệp chỉ đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm trên NSW, các cơ quan chức năng và tổ chức chứng nhận sự phù hợp kiểm tra thông báo trên NSW, kết quả đạt yêu cầu thì hàng hóa được thông quan, các cơ quan nhà nước thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật của các đối tượng tham gia vào quá trình kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, gồm: các cơ quan kiểm tra, cơ quan Hải quan, cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp ISO 17025; cắt giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính, chi phí lưu kho, bãi và thời gian thông quan hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời tạo môi trường, điều kiện cần thiết thực hiện xã hội hóa hoạt động kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm; bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Tại dự thảo Nghị định quy định, thủ tục tự công bố sản phẩm, đăng ký bản công bố sản phẩm được đơn giản hóa, người nhập khẩu chỉ phải thực hiện đối với hàng hóa lần đầu nhập khẩu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Hàng hóa đã được cấp mã số tự công bố sản phẩm được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm; hàng hóa đã được cấp mã số đăng ký bản công bố sản phẩm được miễn kiểm tra.
Khi nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm trên NSW, doanh nghiệp được lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm nghiệm đối với hàng hóa phải lấy mẫu để kiểm nghiệm.
Dự thảo Nghị định cũng cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ đăng ký kiểm tra, cụ thể: bỏ Danh mục hàng hóa (Packing list); bỏ quy định chứng từ phải được hợp pháp hóa lãnh sự; đối với hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm, người nhập khẩu chỉ cần khai mã số tự công bố sản phẩm trên tờ khai hải quan, không phải nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra.
Theo Bộ Tài chính, riêng việc thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính trên NSW sẽ giúp điện tử hóa tiến đến phi giấy tờ; việc tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ, phản hồi thông tin, cấp mã số sẽ được thực hiện tự động; tổ chức, cá nhân không phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan kiểm tra; cơ quan kiểm tra sẽ xử lý trên cơ sở bộ hồ sơ đã được gửi trên Cổng. Điều này góp phần giảm chi phí đi lại, chi phí thực hiện thủ tục hành chính, chi phí lưu kho, bãi, việc giải quyết thủ tục được thực hiện nhanh chóng, hạn chế sự tiếp xúc giữa cơ quan kiểm tra với doanh nghiệp.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tăng cường kiểm tra hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID
- ·Vì bát nước chấm thừa, nàng dâu quyết định dọn ra ngoài ở riêng
- ·Thừa Thiên
- ·Thủy điện Sơn La và Hòa Bình mở cửa xả đáy
- ·Hà Nội: Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, tận dụng hiệu quả Hiệp định
- ·Đến ngày 5
- ·Thời tiết ngày 4/11: Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh
- ·Nữ tài xế giật mình thấy rắn cực độc dưới chân khi đang lái xe
- ·Sau ngày 6/9, Hà Nội tiếp tục giãn cách vùng đỏ, còn lại áp dụng cao hơn Chỉ thị 15
- ·Đề xuất miễn thuế XK phế liệu phép không gỉ
- ·Giá bán vàng SJC cao hơn vàng thế giới gần 16 triệu đồng/lượng
- ·8 sai lầm làm giảm chất lượng giấc ngủ
- ·Nắng nóng tới 40 độ C vẫn tiếp tục, chiều tối và đêm có thể có mưa dông giải nhiệt
- ·Cụ bà 85 tuổi có thần thái ấn tượng vụt sáng thành ngôi sao mạng xã hội
- ·Đến hết năm 2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng từ nhựa
- ·Vi phạm về thuế ngày càng tinh vi
- ·PVF tăng trần, khớp lệnh đột biến
- ·18 tác phẩm đạt giải thưởng báo chí ngành KH&CN năm 2017
- ·Quy chuẩn mới về cơ sở đóng, hoán cải, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa
- ·Năm 2025, phấn đấu có ít nhất 13,5 triệu đoàn viên công đoàn