【du doan bong da hom nay wap】Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Khmer
Những năm qua, đồng bào dân tộc Khmer xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời cùng Ðảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nỗ lực, phấn đấu xây dựng đời sống kinh tế, văn hoá, từng bước ổn định cuộc sống, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng đời sống văn hoá, nông thôn mới của xã.
Những năm qua, đồng bào dân tộc Khmer xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời cùng Ðảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nỗ lực, phấn đấu xây dựng đời sống kinh tế, văn hoá, từng bước ổn định cuộc sống, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng đời sống văn hoá, nông thôn mới của xã.
Chuyển biến tích cực
Những năm qua, Ðảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, vì vậy đời sống của bà con dân tộc Khmer đã có bước chuyển biến mới. Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Ðông Nguyễn Quốc Khải đánh giá: “Chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc Khmer luôn được đặc biệt quan tâm. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung đời sống của bà con đang dần thay đổi tích cực”.
Chú Ngô Sol (Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông) bên chiếc máy gặt đập liên hợp đang tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương. |
Từ năm 2011 đến nay, xã đã tiến hành rà soát và chọn 14 hộ dân tộc Khmer đủ điều kiện được giao đất vào khu đất tập trung tại ấp Minh Hà B, chuyển đổi ngành nghề cho 15 hộ, đào tạo nghề được 15 lao động, cấp đất ở cho 24 hộ. Nhờ có kế hoạch sản xuất cụ thể, thiết thực, nhiều hộ dân tộc Khmer đã được hỗ trợ vay vốn làm ăn.
Gia đình chú Lâm Hy, ở Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, là một trong những hộ phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn vay chính sách.
Chú Hy vui vẻ tâm sự: “Ðược sự quan tâm của Nhà nước cùng sự nỗ lực, học hỏi của bản thân, những năm qua, gia đình ngoài làm ruộng còn kết hợp thêm chăn nuôi và trồng trọt nên đời sống kinh tế đỡ bấp bênh hơn. Nhờ vậy, gia đình có thêm nhiều điều kiện để chăm lo đời sống, thực hiện tốt hơn các chủ trương của Nhà nước, xây dựng đời sống văn hoá”.
Ðể thay đổi diện mạo cuộc sống, bên cạnh chăm lo phát triển đời sống kinh tế, đời sống văn hoá tinh thần của bà con đồng bào dân tộc Khmer còn được quan tâm đặc biệt. Ngoài công tác vận động, thực hiện các chính sách ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc Khmer đến trường, UBND xã còn phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng mở lớp song ngữ dạy tiếng Khmer.
Thầy Phạm Hoàng Anh, giáo viên Trung tâm Học tập cộng đồng xã Khánh Bình Ðông, cho biết: “Ðược thành lập từ 4 năm nay, với quy mô 3 lớp, thu hút được 60 học sinh, lớp học song ngữ đã phục hồi, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là tiếng mẹ đẻ, góp phần thúc đẩy đời sống văn hoá tinh thần của người dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng”.
Diện mạo mới
Chính sách hỗ trợ cho bà con dân tộc Khmer vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho bà con dân tộc, vừa thể hiện được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước. Ðến thời điểm hiện tại, xã Khánh Bình Ðông có gần 96,4% hộ gia đình dân tộc Khmer được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, 98% hộ được sử dụng điện, gần 86% số hộ được sử dụng nước sạch, 75% hộ có các phương tiện nghe nhìn phục vụ đời sống văn hoá tinh thần.
Những chính sách ưu tiên về phúc lợi xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, miễn 100% bảo hiểm y tế đều được phổ biến và thực hiện rộng rãi trên địa bàn. Anh Tân Xíu Hoạch, Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, phấn khởi: “Ấp đã có điện hơn chục năm nay nhưng gia đình mới có điều kiện kéo điện sử dụng được 2 năm. Từ lúc đó đến nay, tôi đã mua được ti-vi, tủ lạnh phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Con lộ được xây dựng cách đây ít năm đã góp phần thúc đẩy đời sống của bà con nông dân phát triển hơn. Việc đi lại mua bán cũng ít tốn công và chi phí, các con tôi có điều kiện đến trường dễ dàng hơn”.
Chú Lê Chuyển Quân, Trưởng Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, nhận xét: “Là ấp đặc biệt khó khăn và tập trung nhiều người dân tộc Khmer sinh sống, nhưng so với trước đây, đời sống kinh tế, văn hoá của bà con dân tộc Khmer đã có chuyển biến tích cực, điều kiện lộ làng, điện, nước, kinh mương được quan tâm và đầu tư, bà con dân tộc Khmer biết ứng dụng kỹ thuật vào trồng lúa, hoa màu. Những thay đổi về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng đời sống mới của đồng bào dân tộc Khmer".
Không chỉ được thụ hưởng các chính sách xã hội ưu tiên dành cho người dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc Khmer ngày càng ý thức được tinh thần hoà nhập cộng đồng. Những sinh hoạt, giao lưu không còn bó hẹp trong phạm vi gia đình, dòng họ mà đã được mở rộng, hoà nhập vào nhịp phát triển chung của xã hội.
Ông Khải thông tin: “Trên địa bàn xã hiện tại có 14 đảng viên là dân tộc Khmer. Các lớp tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề ngày càng thu hút nhiều học viên là người Khmer, có nhiều hộ đạt danh hiệu là nông dân sản xuất giỏi của địa phương. Ðây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy ý thức cộng đồng, xã hội của bà con dân tộc Khmer đã được nâng lên, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đời sống văn hoá, nông thôn mới”.
Ông Khải còn cho biết thêm, thời gian tới, sẽ quyết tâm, nỗ lực hơn nữa thực hiện các chính sách cho bà con dân tộc để ngày càng có nhiều bà con dân tộc Khmer có điều kiện ổn định cuộc sống, làm giàu đẹp cho mảnh đất còn nhiều khó khăn này.
Không khí ngày lễ Sene Dolta đang về trong từng mái nhà của đồng bào dân tộc Khmer, mọi người lại tất bật chuẩn bị để đón một cái lễ tươm tất nhằm tưởng nhớ về những người đã khuất. Ðồng bào dân tộc Khmer ngày nay đang trên đường xây dựng cuộc sống mới, hoà nhập cộng đồng nhưng họ luôn ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình./.
Hiệu quả từ Chương trình 135 và Quyết định số 74/2008/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng ÐBSCL giai đoạn 2008-2010 đã có tác động to lớn làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc Khmer. Hệ thống cầu, giao thông nông thôn được mở rộng, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên. Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo giảm rõ rệt. Nếu như năm 2011 xã Khánh Bình Ðông có tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Khmer là 1,95% thì năm 2015 giảm xuống còn 1,12%.s |
Bài và ảnh: Ðào Chi
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm vào Việt Nam
- ·Xuất hiện tâm lý chủ quan về phòng, chống dịch Covid
- ·Huyện Hòa Bình: Bắt một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy
- ·Hơn 500 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo VN
- ·Hệ thống quan trắc nước thải góp phần theo dõi, giám sát chất lượng môi trường
- ·Bế mạc Phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Quy định rõ về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
- ·Ghi nhận ý kiến cử tri trước kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Cà Mau khoá X
- ·Giám sát chặt biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt
- ·Diễn tập chữa cháy tại Cửa hàng Xăng dầu số 4
- ·Thành công từ đam mê
- ·Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, chúc tết tại huyện Hớn Quản
- ·120 hộ dân Khu dân cư Thiên Long tự bỏ tiền làm đường
- ·Ký kết tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình
- ·Giá vàng hôm nay 9
- ·Giải quyết việc làm cho hơn 14.290 lao động
- ·Địa điểm thảm sát ở Bù Đốp xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia
- ·Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam họp phiên trù bị
- ·Năm 2022: Cả nước thiệt hại gần 19.500 tỉ đồng do thiên tai
- ·Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tiếp công dân định kỳ tháng 11/2024