【bảng xếp hạng portugal primeira liga】Nhà nước sẽ định giá, kiểm soát giá sách giáo khoa
Chiều 2/11,ànướcsẽđịnhgiákiểmsoátgiásáchgiábảng xếp hạng portugal primeira liga Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa uỷ quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Giá (sửa đổi).
Điểm mới ở sửa đổi luật này là sách giáo khoa được lần đầu đưa vào diện Nhà nước định giá, kiểm soát giá. Nhà nước sẽ quy định giá bán tối đa (giá trần), không ấn định giá cụ thể để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán.
Việc này nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán sách giáo khoa và bảo đảm lợi ích người dân.
Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng rất rộng và tác động trực tiếp tới người dân, trong đó có người thu nhập thấp.
Ông nhấn mạnh: "Cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá mặt hàng này để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo", dự luật cần quy định bổ sung việc kiểm soát chặt tổ chức thực hiện, tuyệt đối không thông đồng giá.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, giá sách giáo khoa tiếp tục tăng gần 0,3% trong tháng 10/2022; giá vở, giấy viết các loại nhích nhẹ 0,09%... so với tháng trước.
Về Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Chính phủ đề nghị duy trì. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, khác với các quỹ tài chính khác, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được hình thành, quản lý nhằm góp phần bình ổn giá xăng dầu, không phát sinh bộ máy, và không quản lý tập trung.
Vừa qua, quỹ này phát huy tác dụng tích cực, hiệu quả trong tạo “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn, giúp mặt hàng này trong nước không tăng sốc, góp phần kiềm chế lạm phát.
Diễn biến giá xăng dầu phức tạp, khó dự báo nên công cụ Quỹ bình ổn giá vẫn cần thiết.
Trước đề xuất này của Chính phủ, thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường cũng đồng tình vẫn cần duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu. Bởi quỹ này là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, tức là biện pháp kinh tế, không phải can thiệp hành chính.
Bối cảnh thực tế của Việt Nam hiện nay, việc bỏ quỹ là chưa phù hợp. Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính ngân sách đề nghị việc duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm, tiến tới phải vận hành theo thị trường.
Việc điều hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phải linh hoạt, hiệu quả, kịp thời hơn; có cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng quỹ.
Ngược lại, cũng có quan điểm tại cơ quan thẩm tra đề nghị không duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu, do quỹ này hình thành qua trích lập từ giá mua người tiêu dùng trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành. Người tiêu dùng không tiếp cận được thông tin về việc sử dụng quỹ. Việc lập quỹ bản chất là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại hàng hóa có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất, không phản ánh đúng tính chất thị trường của hàng hóa.
Khi giá xăng dầu tăng cao, quỹ bị âm thì doanh nghiệp vẫn phải chi, thậm chí vay ngân hàng bù vào; còn khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá xăng dầu trong nước lại giảm chậm do phải trích lập, bù đắp cho phần quỹ âm trước đó, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.
Ngoài ra, trong tờ trình dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Chính phủ đưa ra khỏi danh mục 14 nhóm hàng hoá, dịch vụ và bổ sung 2 hàng hoá, dịch vụ vào danh mục, gồm sách giáo khoa, hàng hoá dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh. Tuy vậy, số lượng hàng hoá Nhà nước định giá vẫn nhiều.
Cơ quan thẩm tra lo ngại, Nhà nước định giá nhiều dịch vụ có thể sẽ dẫn đến can thiệp sâu, làm giảm tính cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích, quyền lựa chọn của người tiêu dùng.
Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung các tiêu chí... để bảo đảm vai trò quản lý nhà nước song vẫn tôn trọng yếu tố thị trường, tránh áp dụng tuỳ tiện.
Theo chương trình, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ dự án luật này ngày 7/11 trước khi thảo luận tại hội trường ngày 12/11.
Tránh tình trạng giá xăng dầu hạ nhưng mặt hàng khác nằm im
Theo ĐBQH, cần có biện pháp để tránh tình trạng khi giá xăng dầu tăng kéo theo các mặt hàng khác tăng theo, nhưng khi giá xăng dầu giảm, mặt hàng khác lại nằm im bất động, gây khó khăn cho đời sống của nhân dân.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Bộ Quốc phòng Nga triển khai sư đoàn S
- ·Cầu do Trung Quốc xây ở Kenya bị sập, 28 người bị thương
- ·LHQ chỉ trích Israel không thực hiện nghị quyết của Hội đồng Bảo an
- ·Bình Dương đạt nhiều thành tựu, xây dựng quê hương thông minh, hiện đại
- ·Philippines: Phiến quân đã lên kế hoạch tấn công quy mô lớn hơn
- ·Canada chuẩn bị lễ kỷ niệm Quốc khánh lớn nhất trong lịch sử
- ·Sự chia rẽ giữa giáo hội Đông và Tây
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Hàn Quốc: Triều Tiên giảm tầm bắn tên lửa bay qua Nhật Bản
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Mỹ trao cho Philippines hệ thống radar giám sát trên biển
- ·[Infographics] Các mảnh vỡ của MH370 đã được tìm thấy
- ·Đồng hồ Big Ben ngừng điểm chuông trong bốn năm tới, bắt đầu từ 21
- ·Nam sinh lớp 9 ở Quảng Bình đuối nước khi thả lưới giữa mưa lũ
- ·Tổng Thư ký Liên hợp quốc ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hai nhà nước
- ·Sóng thần xuất hiện sau trận động đất mạnh ở Nam Thái Bình Dương
- ·Ông Putin tuyên bố tiếp tục tranh cử tổng thống Nga năm 2018
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Siêu bão Irma gây thiệt hại về kinh tế nặng nề cho đất nước Cuba