【lich thi dau bd tbn】Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA qua thương mại điện tử
Xây dựng quy định mới về quản lý thuế thương mại điện tử | |
Chống thất thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử | |
Sẽ có nghị định quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử |
Ký Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử giữa 3 bên: Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam, Tập đoàn Kim Nam |
Theo Bộ Công Thương, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt quy mô hơn 11 tỷ USD, người dân có thể mua sắm hầu hết mọi thứ mà không cần phải đến siêu thị.
Phát biểu tại Lễ ra mắt Chương trình Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác FTA Việt Nam-EU (EVFTA) bằng nền tảng TMĐT giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp & Kinh tế số Việt Nam và Tập đoàn Kim Nam chiều nay 26/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng, dựa trên những thành quả to lớn của công nghệ cần xây dựng các giải pháp mang tính nền tảng, căn cơ, tạo bước đột phá trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường quốc tế như thị trường EU …
“Gần đây, chúng ta đều biết câu chuyện về Alibaba hay Amazon mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, hay thậm chí cả các hộ kinh doanh cá thể xuất khẩu sản phẩm do chính tay họ làm ra. Đây là điều mà trước đây họ chưa từng dám nghĩ tới trước đây”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng dẫn chứng.
Chia sẻ rõ hơn về nền tảng số để khai thác hiệu quả EVFTA, ông Nguyễn Kim Hùng, Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam cho biết, trong chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, sàn TMĐT doanh nghiệp Việt Nam-EU (Vefta) là đề án trọng điểm với quy mô quốc gia được thực hiện nhằm xây dựng sàn giao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B Marketplace).
Đồng thời, để kết nối doanh nghiệp Việt với các đối tác thương mại quốc tế, đặc biệt các đối tác đến từ châu Âu, qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp EU, cũng như các đối tác quốc tế khác có thể dễ dàng kết nối và thực hiện các hoạt động thương mại.
Chia sẻ về cơ hội do ứng dụng nền tảng TMĐT mang lại, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, Cục đã có nhiều chương trình phối hợp hành động cùng các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nhằm tìm các hướng giải pháp mang tính đột phá hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đón đầu cơ hội do EVFTA mang lại.
Cụ thể, Cục đã kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác thương mại quốc tế, đặc biệt các đối tác đến từ châu Âu.
Trên cơ sở đó, xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ năng lực của doanh nghiệp Việt; qua đó trở thành một nguồn dữ liệu tham khảo, thẩm định đáng tin cậy cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đối tác thương mại quốc tế.
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc xuất xứ, minh bạch hóa thông tin sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp Việt. Điều này nhằm tạo dựng niềm tin của các đối tác thương mại quốc tế đối với các sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu Việt, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Ông Hải cũng đề cập tới việc kết nối các giải pháp số liên quan nhằm tạo một hệ sinh thái số hoàn thiện giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kết nối như: Thực thi nghiệp vụ xuất nhập khẩu; thanh toán và bảo lãnh quốc tế; logistics; các giải pháp chữ ký số và hợp đồng điện tử; truy xuất nguồn gốc và xác thực thông tin sản phẩm…
“Quan trọng hơn là kết nối các cổng dịch vụ của các cơ quan quản lý nhà nước như hải quan, thuế, cổng dịch vụ công quốc gia; giúp doanh nghiệp và các đối tác thương mại quốc tế thuận tiện trong các hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa…”, lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng chia sẻ thêm, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều biện pháp để hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt thông qua việc ứng dụng TMĐT trong giai đoạn hoạt động trao đổi thương mại gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện nền tảng sàn TMĐT dành cho doanh nghiệp “Make in Việt Nam”, hướng tới xuất nhập khẩu; phối hợp triển khai các chương trình cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước tiếp cận và khai thác hiệu quả sàn TMĐT”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nói.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đề cập tới góc độ nghiên cứu tìm giải pháp tích hợp với các hệ thống của các cơ quan liên quan như hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN; chú trọng việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật, bảo đảm an toàn và bảo mật trong quá trình vận hành…
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Đổi mới sáng tạo để thành công
- ·Thành lập Trung tâm Bán buôn Việt Nam: Cơ hội giao thương cho DN Việt
- ·Người phụ nữ đâm chết bạn nhậu
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Khai trương Trung tâm đóng gói hạt điều XK
- ·Trên 6.400 tỷ đồng vốn vay cho kết nối ngân hàng – DN
- ·Tạm giữ hình sự thanh niên giết cô gái bán dâm ở nhà nghỉ
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Semen Indonesia xây nhà máy ximăng 300 triệu USD tại Việt Nam
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Doanh nghiệp XNK: Tránh lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc
- ·Số phận tài sản đứng tên các đại gia trong vụ ‘siêu lừa’ Hà Thành
- ·Hà Nam lan tỏa phong trào đọc sách trong lực lượng Công an nhân dân
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Bắt nghi phạm hiếp dâm, giết người phụ nữ tại cây xăng bỏ hoang
- ·Út 'trọc' phủ nhận cáo trạng, khẳng định mình không trốn thuế
- ·Doanh nghiệp Việt
- ·Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Hỗ trợ DN trả lương công nhân