【giải hy lạp】Nông dân dưới tán rừng: Loay hoay tìm hướng đi
Ai cũng nắm trong tay 5-7 ha vừa đất ruộng, vừa rừng nhưng vẫn nghèo. Câu chuyện nghe qua khá phi lý, thế nhưng sự phi lý ấy đang diễn ra và kéo dài mấy chục năm qua ở một bộ phận không nhỏ dưới tán rừng tràm U Minh Hạ.
Ai cũng nắm trong tay 5-7 ha vừa đất ruộng, vừa rừng nhưng vẫn nghèo. Câu chuyện nghe qua khá phi lý, thế nhưng sự phi lý ấy đang diễn ra và kéo dài mấy chục năm qua ở một bộ phận không nhỏ dưới tán rừng tràm U Minh Hạ.
Các tuyến dân cư tập trung trên lâm phần thuộc xã Khánh An, huyện U Minh, như Tuyến 23, Tuyến 25 hay cả Tuyến 29 giờ đây có nhiều đổi thay. Người dân trong khu vực này đã có đường nhựa hay bê-tông, sử dụng lưới điện quốc gia, nước nối mạng... Tuy nhiên, trong cuộc mưu sinh vẫn còn muôn vàn khó khăn, thách thức bủa vây.
Tranh thủ lúc nông nhàn, bà Nhãn hầm than để cải thiện cuộc sống. |
Tuyến 23 là một trong những tuyến dân cư dưới tán rừng tràm được đầu tư khá đồng bộ. Ðể giảm bớt phần nào khó khăn cho người dân cũng như tạo nền tảng vực dậy kinh tế rừng, con lộ nhựa được đầu tư, kế đó là lưới điện quốc gia và cả hệ thống nước nối mạng, vì khu vực này người dân không thể khoan giếng nước do phèn, chua. Thế nhưng, những đòn bẩy ấy vẫn chưa đủ khi vùng đất này còn nhiễm phèn quá nặng. Toàn tuyến vẫn là những căn nhà bằng cây lá chỉ đủ che mưa - nắng, chỉ thoáng vài căn nhà đạt chuẩn "4 cứng".
Sức hút từ vùng đất U Minh đã khiến gia đình bà Ngô Thị Nhãn rời bỏ vùng đất Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi về đây sinh sống từ năm 1997. Thế nhưng, gần 20 năm bám trụ 5 ha vừa đất vừa rừng mà cuộc sống gia đình chỉ được xem là tạm đủ ăn. Cho rằng vùng đất mặn với con tôm thiếu bền vững, gia đình bà Nhãn đã quyết định bán hơn chục công đất vuông để về đây đầu tư vào mảnh đất rừng này. Tuy nhiên, thành quả sau bao nhiêu năm vẫn chưa có chuyển biến khi quanh năm gia đình chỉ dựa vào 1 vụ lúa, còn rừng thì chưa mang về nguồn lợi là bao.
Sự bấp bênh của vụ lúa nơi đây được bà Nhãn ví von: “Làm ruộng ở đây giống như đánh số vậy, hên xui. Mà thấy xui nhiều hơn hên, đa phần bị thất do ngập úng và phèn”. Bà Nhãn cho biết thêm, vụ mùa năm vừa qua, do gặp phải mưa lớn phải cấy đến đợt 3 mới có thu hoạch, làm trên 30 công đất mà chỉ thu về hơn 100 giạ lúa. Tuy vậy, gia đình còn được xếp vào hàng khá, có những hộ không còn mạ cấy phải bỏ đất hoang. “Hiện nay đất khô nứt nẻ nhưng khi vào mùa mưa có khi trên ruộng ngập sâu hơn 1 m nước, chẳng làm ăn được gì”, bà Nhãn bộc bạch.
Kết quả khảo sát trong đề tài của PGS. TS Lê Tấn Lợi cho thấy, hiệu quả các mô hình sản xuất dưới tán rừng hiện nay: trồng lúa 1 vụ và 2 vụ mang lại hiệu quả kinh tế thấp; trồng chuối mang lại hiệu quả tương đối cao, khoảng 35 triệu đồng/ha/năm; mô hình lúa - chuối khoảng 40 triệu đồng/ha/năm; mô hình lúa - chuối - cá khoảng 60 triệu đồng/ha/năm. Ðặc biệt, mô hình trồng tràm kết hợp nuôi cá và gác kèo ong có thể mang về lợi nhuận khoảng 90 triệu đồng/ha/năm; trồng keo lai kết hợp nuôi cá và gác kèo ong có thể mang về lợi nhuận khoảng 108 triệu đồng/ha/năm. |
Làm lụng chật vật mấy mươi năm nhưng nhiều hộ dân Tuyến 25, thuộc khu vực Ấp 15, xã Khánh An phải sống trong những căn nhà mưa tạt, gió lùa. Cũng rời quê hương Ðầm Dơi vào Tuyến 25 lập nghiệp với ước mơ đổi đời khi trong tay có đến trên 5 ha đất ruộng và rừng, thế nhưng, sau bao nhiêu năm cần lao, gia đình ông Nguyễn Văn Vinh vẫn thiếu trước, hụt sau. Ðã ở cái tuổi gần 70 nhưng ông vẫn là lao động chính, do các con ông không trụ được đã dắt díu nhau lên Bình Dương tìm kế mưu sinh. 2 năm nay ông đã cho thuê đất ruộng và vợ chồng già mưu sinh bằng việc chăn nuôi nhỏ. 5 con heo thịt là thành quả hơn 5 tháng xắt từng cây chuối, xách từng xô nước, đến lúc xuất chuồng lại gặp thời điểm khô hạn, dưới kinh cạn nước. “Ðàn heo là hy vọng lớn nhất, nhưng do không đường vận chuyển nên không lái nào chịu mua”, ông Vinh thất vọng.
Ðó là những khó khăn đã theo người dân dưới lâm phần trong thời gian dài. Tuy hiện tại đã có bước phát triển khá hơn nhưng cuộc mưu sinh của người dân nơi đây vẫn còn nhiều chật vật. “Mỗi năm chỉ có 1 vụ lúa, mà năm nào thời tiết thuận lợi cũng chỉ được 10 giạ/công nên đủ ăn là mừng chứ nói gì khá giả. Dân Tuyến 25 này chủ yếu sống bằng nghề làm thuê và hầm than trong những tháng mùa khô. Con em ở đây có mấy đứa được học hết cấp II đâu, mới lớn một tí là phải đi kiếm công ăn việc làm phụ giúp gia đình”, anh Nguyễn Văn Hiển chia sẻ.
Sản xuất lúa không hiệu quả, thu nhập chính của người dân đa phần là làm thuê và hầm than trong những tháng mùa khô. Nhưng ai cũng khó nên việc làm thuê cũng không mong gì mang lại thu nhập ổn định, còn nghề hầm than cũng chỉ được vài tháng mùa khô. Sản xuất khó khăn, thiếu vốn là nguyên nhân chính khiến nhiều thanh niên trong tuổi lao động rời làng quê “tha hương cầu thực”. Giờ đây không riêng Tuyến 23 hay Tuyến 25 mà nhiều gia đình khu vực lâm phần rừng U Minh chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ.
Theo kết quả khảo sát trong đề tài khoa học cấp tỉnh về “Ðánh giá tác động của trồng keo lai đến nguồn lợi cá đồng và mật ong khu vực rừng tràm U Minh Hạ” do PGS. TS Lê Tấn Lợi, Trường Ðại học Cần Thơ làm Chủ nhiệm, cho thấy, khó khăn lớn nhất của người dân trong lâm phần hiện nay chính là thiếu vốn và thiếu trình độ học vấn: có đến 14,05% số hộ được khảo sát không cho con, em đi học; 53,72% học hết cấp I, cấp II chiếm 27,27%, chỉ có 4,96% học hết cấp III. Ngoài ra, có đến 77,55% số hộ được khảo sát thiếu vốn sản xuất; 22,45% hộ đủ vốn là những hộ đến từ những địa phương khác đến mua đất.
Như vậy, 2 nút thắt lớn nhất đã buộc người dân dưới lâm phần rừng U Minh Hạ mấy năm qua trong vòng xoay của sự túng thiếu chính là vốn và kiến thức./.
Trong chuyến kiểm tra mùa khô trong lâm phần rừng U Minh Hạ vào ngày 7/4 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nói, mỗi hộ dân nắm trong tay 5-7 ha đất và rừng mà vẫn nghèo là không thể chấp nhận. Ông chỉ đạo UBND huyện U Minh tiến hành xây dựng phương án sản xuất cụ thể cho người dân Tuyến 23, cây, con gì để lấy ngắn nuôi dài. Chính quyền địa phương phải vào cuộc, tiến hành đồng loạt từ đầu tuyến đến cuối tuyến, không để cho người dân tự bơi. Hỗ trợ người dân từ việc lựa chọn giống, kỹ thuật canh tác và đảm bảo cả đầu ra sản phẩm. Về phía UBND tỉnh, trên cơ sở phương án cụ thể sẽ chỉ đạo chi nhánh ngân hàng chính sách hỗ trợ vốn vay để thực hiện mô hình. |
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá nhiều mặt hàng sụt giảm, xuất khẩu đi xuống hai tháng đầu năm
- ·Tạm giữ nghi phạm đâm hai anh em ruột thương vong tại Đắk Lắk
- ·Bắt nữ quái lập công ty mua bán hoá đơn hơn 40 tỷ đồng
- ·Tỷ phú Malaysia muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả
- ·Thống đốc Ngân hàng: DN xăng dầu chưa sử dụng hết hạn mức tín dụng
- ·Cảnh sát đột kích vũ trường lớn nhất Hải Phòng, phát hiện 26 người 'dính' ma túy
- ·CSGT giang 2 tay, lái xe phải đi thế nào?
- ·Bà chủ Xuyên Việt Oil thừa nhận chiếm dụng hơn 1.244 tỷ đồng thuế môi trường
- ·Nên mua phiên bản nào trong iPhone 16 series?
- ·Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi mua thế nào?
- ·Tỉnh chỉ đạo tăng cường tập huấn cho các cá nhân, đơn vị về phân loại rác tại nguồn
- ·Triệt phá 7 vụ án sản xuất hàng giả ở Thái Bình
- ·Bắt vụ tổ chức sử dụng ma túy, 'lòi' thêm tàng trữ tiền giả
- ·Hoãn phiên toà xét xử vụ nam sinh lớp 8 bị đánh tử vong khi chơi bóng rổ
- ·Công bố các tiêu chuẩn xếp hạng đại học của Việt Nam
- ·Bà chủ Xuyên Việt Oil thừa nhận dùng Quỹ bình ổn đầu tư bất động sản và hối lộ
- ·Cảnh sát đột kích vũ trường lớn nhất Hải Phòng, phát hiện 26 người 'dính' ma túy
- ·Mức phạt mới nhất nếu không đăng ký tạm trú
- ·Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,52% trong tháng Tết Nguyên đán
- ·Bắt giữ kẻ 'ngáo đá' cướp 2 ô tô, đánh chết người đàn ông ở Hà Nội