【lịch đá bóng trực tiếp hôm nay】Kéo giảm bạo lực gia đình: Tăng cường hòa giải, đối thoại
Thời gian gần đây,éogiảmbạolựcgiađìnhTăngcườnghòagiảiđốithoạlịch đá bóng trực tiếp hôm nay nhiều vụ án mạng gây xôn xao dư luận mà nguyên nhân sâu xa chính là những ức chế từ nạn bạo lực gia đình (BLGĐ) đã dồn nén trong thời gian dài. Chính vì vậy, việc tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng là việc làm vô cùng cần thiết.
Lễ ra mắt CLB Bình đẳng giới xã Cây Trường II, Tân Hưng, Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng. Những mô hình như thế này giúp phát hiện và hòa giải hiệu quả các vụ việc mâu thuẫn gia đình ngay từ cơ sở
Nỗi ám ảnh mang tên “bạo lực gia đình”
Theo thống kê, từ năm 2008 đến 2018, trên địa bàn huyện Phú Giáo xảy ra 276 vụ BLGĐ; trong đó tổ hòa giải đã hòa giải thành công 247 vụ, 25 vụ xử phạt vi phạm hành chính, 3 vụ xử lý hình sự. Nhờ hoạt động tích cực của các tổ hòa giải đã góp phần giảm thiểu số vụ bạo hành gia đình, mang lại bình yên cho các khu phố, ấp. Trong năm 2018, trên địa bàn huyện chỉ xảy ra 11 vụ BLGĐ, phần lớn các vụ việc đều được hòa giải thành.
Tại TX.Thuận An, qua thống kê 10 năm gần đây cho thấy trên địa bàn có 310 trường hợp BLGĐ xảy ra, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng bị bạo lực phần lớn là phụ nữ. Người gây bạo lực chủ yếu là nam giới, mà nguyên nhân bạo lực chính là sự bất bình đẳng giới, thiếu hiểu biết về Luật Phòng, chống BLGĐ, thiếu kỹ năng ứng xử, cách giải quyết không phù hợp khi trong gia đình có mâu thuẫn, xung đột.
Cũng từ năm 2008 đến hết ngày 30-6-2018, TAND 2 cấp tỉnh Bình Dương đã giải quyết 19/20 vụ án hình sự liên quan đến BLGĐ; trong đó có 3 vụ - 3 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích; 1 vụ - 1 bị cáo phạm tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình; 16 bị cáo phạm tội giết người. Trong số các vụ án có hành vi BLGĐ thì có tới 16 vụ án người chồng có hành vi bạo lực với vợ, 1 vụ án người chồng có hành vi bạo lực với con riêng của vợ, 2 vụ án nam giới có hành vi bạo lực với nữ giới là người sống chung như vợ chồng.
Trao đổi về các vụ án xảy ra trong thời gian gần đây gây xôn xao dư luận, bà Nguyễn Thị Thu Phương, Phó trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh, chia sẻ: “Các quan niệm bất bình đẳng giới đã tồn tại lâu đời trong xã hội. Muốn thay đổi cần có thời gian. Gần đây trên địa bàn tỉnh có xảy ra một số vụ án gây xôn xao dư luận, cần có sự phân tích nguyên nhân đầy đủ, khách quan. BLGĐ cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bất bình đẳng giới. Đó là thực trạng đang diễn ra trong một số gia đình mà nếu người trong cuộc thiếu kiềm chế thì có thể gây ra những hậu quả đau lòng.
Để giảm thiểu bạo lực gia đình, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành. Riêng ngành LĐ-TB&XH, với nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, đã triển khai nhiều kế hoạch, hoạt động, chú trọng tuyên truyền cho người dân về thực hiện bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về BLGĐ. Tuy nhiên, để phòng, chống BLGĐ hiệu quả, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức của mình; trang bị các kỹ năng phòng, chống bạo lực để tự bảo vệ bản thân; cùng xây dựng, vun đắp gia đình yêu thương, hòa thuận, bình đẳng.”
Nâng cao nhận thức về BLGĐ
Việc tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng chống BLGĐ là vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự chung tay của các ngành, các cấp. Đặc biệt, cần chú trọng nhiều hơn đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật về Luật Phòng, chống BLGĐ nói riêng và kiến thức pháp luật nói chung.
Hội Nông dân tỉnh hiện có 535 chi hội, 2.006 tổ hội, trên 54.550 hội viên với 276 mô hình CLB, như: Nông dân với pháp luật; nông dân phòng chống tội phạm… Đây là điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân triển khai công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, hưởng ứng các hoạt động tuyên truyền về Luật Phòng, chống BLGĐ.
Thời gian vừa qua, Phòng Văn hóa - Thông tin TX.Thuận An đã phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN thị xã tổ chức tuyên truyền các nội dung của Luật Phòng, chống BLGĐ đến đông đảo gia đình hội viên phụ nữ trên địa bàn. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với Phòng LĐ- TB&XH thị xã tổ chức 14 đợt nói chuyện chuyên đề “Phòng, chống BLGĐ”, “Phòng, chống xâm hại trẻ em” và “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ trên cơ sở giới” với 1.550 lượt người tham gia.
Tại TX.Tân Uyên, nhóm “Phòng chống BLGĐ” ngày càng phát huy hiệu quả, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nắm bắt tương đối tốt tình hình tại địa phương; đồng thời, can thiệp kịp thời các hành vi BLGĐ cũng như tổ chức các buổi hòa giải kết hợp với tuyên truyền pháp luật, giáo dục, răn đe nên quá trình thực hiện mô hình, chưa để xảy ra các vụ BLGĐ nghiêm trọng.
Riêng tại xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, từ năm 2012 mô hình “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” của Hội LHPN xã đã ra đời. Các “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” được đặt tại nhà trưởng ấp, công an viên và các chi hội trưởng Hội phụ nữ các ấp. Từ năm 2012 đến nay, mô hình đã tiếp nhận và giúp đỡ cho 8 đối tượng yếu thế bị bạo hành, trong đó có 1 trẻ em bị người thân bạo hành. Đến với “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng”, nạn nhân sẽ được hỗ trợ chỗ tạm lánh, được chia sẻ và tư vấn để ổn định về tâm lý và thể chất.
“Hàng năm, Sở LĐ- TB&XH tỉnh triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới. Hiện tại Sở LĐ- TB&XH đã thành lập 27 CLB Bình đẳng giới trên toàn tỉnh; 9 địa chỉ tin cậy tư vấn bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại 9 huyện, thị, thành phố. Đặc biệt, sở đã triển khai thí điểm 1 mô hình nhà tạm lánh tại cộng đồng tại Trung tâm Văn hóa phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một để tiếp nhận các trường hợp nạn nhân bị bạo lực giới không có nơi nương tựa sẽ được hỗ trợ tạm lánh trong thời gian chờ giải quyết vụ việc”.
(Bà Nguyễn Ngọc Hằng, Phó Giám đốc Sở LĐ- TB&XH)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thông tin cá nhân trên mạng xã hội dễ là “món hời” cho tội phạm mạng
- ·TP Cần Thơ chuẩn bị dạy và học trực tuyến năm học mới như thế nào?
- ·Hơn 12.500 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT tại Cần Thơ
- ·Công bố thí sinh đủ điều kiện nhưng không thi tốt nghiệp THPT đợt 2 do COVID
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Hơn 480 trường được miễn phí triển khai đường truyền cáp quang tốc độ cao
- ·Khối trường quân đội công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển năm 2021
- ·Trường Quốc tế Singapore đã sẵn sàng cho năm học 2018 – 2019 tại Cần Thơ
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Hướng đến phát triển bền vững
- ·Bộ Công an đề xuất xe đưa đón học sinh phải có màu sơn riêng
- ·Đổi mới phương pháp dạy và học
- ·Khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thế hệ trẻ
- ·Hoạt động ngoại khóa “hút” sinh viên
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Niềm vui nghiên cứu khoa học
- ·Mỹ liệt nhóm cực hữu Bắc Âu vào danh sách khủng bố
- ·Triển vọng mới cho kỹ thuật chống thấm các công trình xây dựng
- ·Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- ·Dấu ấn hợp tác quốc tế
- iPhone 6 sẽ tích hợp cảm biến đo thời tiết
- Xử lý dứt điểm “hạt sạn” trong hoàn thuế GTGT
- Tuyển sinh 2020: Những trường hợp nào được ưu tiên khi xét tuyển
- Cả nước có 5.064 xã đạt chuẩn nông thôn mới
- Galaxy S5 sẽ có thêm chức năng chống thấm nước?
- Hoàn thành gần 72% dự án đường sắt đô thị số 1 tuyến Bến Thành – Suối Tiên
- Peugeot giới thiệu mẫu 108 mới chạy trong thành phố
- 23 người chết vì tai nạn giao thông trong ngày nghỉ lễ 1/5
- Vinacomin sẽ IPO thông qua việc bán hơn 46,6 triệu cổ phần
- Thời tiết ngày 18/4: Vùng núi Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng cục bộ