【diễn biến chính newcastle gặp everton】Luật Đất đai (sửa đổi) cần khắc phục bất cập về giá đất
Cần làm rõ khái niệm “Toàn dân sở hữu về đất đai"
Bên hành lang Quốc hội,ậtĐấtđaisửađổicầnkhắcphụcbấtcậpvềgiaacuteđấdiễn biến chính newcastle gặp everton một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, một trong những bất cập là thị trường đất đai của Việt Nam hiện nay đang tồn tại cơ chế 2 giá đất. Đó là một giá đất theo khung Nhà nước ban hành, là cơ sở để tính tiền đóng thuế hay tính giá đất đền bù giải tỏa dự án. Giá đất thứ hai được gọi là giá trên thị trường, thường cao hơn gấp nhiều lần so với khung giá Nhà nước quy định. Thực tế cho thấy, sự chênh lệch rất lớn giữa 2 loại giá này đã gây ra nhiều hệ lụy khác nhau như khiếu kiện kéo dài, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi (Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng) trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tin tức
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi, Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng cho rằng, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần đề cập rõ hơn về khái niệm: “Toàn dân sở hữu về đất đai dưới sự quản lý của Nhà nước là đại diện”. Nếu không quy định rõ về vấn đề này thì sẽ bị lợi dụng như dưới danh nghĩa là “Toàn dân” nhưng không phải là vậy mà quyền lợi về đất đai có thể rơi vào một nhóm lợi ích nào đó.
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII có đề cập về bỏ khung giá đất ở trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tuy nhiên, vấn đề quan tâm và đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước là tiêu chí nào để định giá đất sát với thị trường và nên giao cho đơn vị, cơ quan nào thực hiện.
Có ý kiến cho rằng, việc tính giá đất nên do một cơ quan độc lập, có trách nhiệm thực hiện hoặc do địa phương thực hiện dựa trên thăm dò ý kiến, đề xuất của người dân.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Chu Hồi còn băn khoăn việc xác định giá thị trường thì ai sẽ định giá. Các trường hợp đặt ra là nếu một nhóm người nào đó có tiềm lực kinh tế định ra giá đất và Nhà nước giám sát việc định giá đó hay Nhà nước có đủ khả năng khắc chế việc định giá của nhóm người đó để tự đặt ra được giá đất sát với giá thị trường một cách khách quan? Nếu không có cơ quan xác định giá đất một cách minh bạch thì có thể diễn ra cuộc chạy đua giữa các nhóm lợi ích và điều này sẽ gây tốn kém tài chính cho các nhà đầu tư. Khi giá đất tính theo thị trường do một nhóm lợi ích nào quyết định thì cũng có thể dẫn đến việc tham gia đầu tư vào thị trường đất đai sẽ không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư bất động sản chân chính. Bởi vì giá đất có thể cao lúc nhà đầu tư mua thì chắc gì đã bán được do xây dựng công trình trên một khu đất rộng cũng cần phải có thời gian.
Có ý kiến cho rằng, việc định giá đất nên giao cho Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh trở lên quyết định, đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho rằng: Đúng là giá đất ở đầu phố, đầu ngõ và cuối phố, cuối ngõ ở một địa phương có sự khác nhau. Với đề xuất phân cấp định giá đất nên giao cho HĐND cấp tỉnh quyết định cũng là một phương án tốt vì có thể HĐND cấp tỉnh là cơ quan bám sát, hiểu rõ về lợi ích, đề xuất của người dân tại địa phương mình nhất, bám sát vào tình hình thực tế về sử dụng đất tại địa bàn.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Chu Hồi, sự quản lý Nhà nước phải thống nhất. Dù có giao, phân cấp đến đâu thì không nên theo hình thức “khoán trắng” mà vẫn có sự kiểm tra trước khi có quyết định cuối cùng.
Khắc phục tồn tại cơ chế 2 giá đất
Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho rằng, hiện chưa có đủ dữ liệu thông tin của thị trường để định giá đất ở các địa phương, vùng miền nên cần được xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, việc xác định tính toán giá đất phải do cơ quan chức năng có trách nhiệm tổng thể cả về chính trị, xã hội đứng ra thực hiện.
Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn địa biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm, trong những bất cập là thị trường đất đai của Việt Nam hiện nay đang tồn tại cơ chế 2 giá đất. Đó là một giá đất theo khung Nhà nước ban hành, là cơ sở để tính tiền đóng thuế hay tính giá đất đền bù giải tỏa dự án. Giá đất thứ hai được gọi là giá trên thị trường, thường cao hơn gấp nhiều lần so với khung giá Nhà nước quy định. Thực tế cho thấy, sự chênh lệch rất lớn giữa 2 loại giá này đã gây ra nhiều hệ lụy khác nhau như khiếu kiện kéo dài, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...
Đại biểu Trần Văn Lâm cho biết, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ông quan tâm nhất là vấn đề định giá đất, tiền trả cho người dân sao cho hài hòa giữa doanh nghiệp và các lợi ích của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ được giao khi địa phương giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án. Có như vậy, việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác mới thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế được những khiếu kiện phức tạp, tiêu cực, tham nhũng…
Cũng theo đại biểu Trần Văn Lâm, việc định giá đất trong thời gian qua cho thấy có lợi ích nhóm và có những hành vi tham nhũng, tiêu cực từ đất đai. Chính vì thế nên mới cản trở và kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, thậm chí phát sinh khiếu nại, tố cáo. Hiện nay, khung giá đất do Nhà nước quy định đã lạc hậu, thấp hơn nhiều lần so với giá đất trên thị trường. Khi giải phóng mặt bằng, việc định giá đất được tính như trong khung nhưng thực tế giá trên thị trường rất cao, vượt khung nhiều. Chính vì vậy mới có chuyện người dân bức xúc, phản đối việc giải phóng mặt bằng, thực hiện đền bù và trả đất cho địa phương thực hiện các dự án.
Có ý kiến nêu lên là việc tính giá đất nên do một cơ quan độc lập, có trách nhiệm thực hiện hoặc do địa phương thực hiện dựa trên thăm dò ý kiến, đề xuất của người dân, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng: Việc định giá hàng hóa theo Luật Giá hiện hành có cơ quan, công ty tư vấn để xác định giá đối với một số mặt hàng.
Tuy nhiên, để các công ty tư vấn này định giá đối với lĩnh vực đất đai thì không thể được mà phải theo Luật Đất đai. Hiện các công ty tư vấn không có đủ các cơ sở dữ liệu quốc gia để nắm bắt, tổng hợp thông tin để xác định giá đất cho phù hợp. Việc xác định giá đất không chỉ đơn thuần liên quan đến vấn đề kinh tế, lợi ích giữa Nhà nước - doanh nghiệp và người dân mà còn liên quan đến ổn định chính trị, xã hội.
Cho nên, việc xác định tính toán giá đất phải do cơ quan chức năng có trách nhiệm tổng thể cả về chính trị, xã hội đứng ra xem xét. Vì vậy, việc định giá đất là phải giao cho cơ quan chức năng như Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh xác định và hàng năm xây dựng hệ số phù hợp.
(责任编辑:La liga)
- ·Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình 'Nghĩa tình quân dân'
- ·Xóm đũa Tân Long rộn ràng vào vụ tết
- ·Đường ô tô về trung tâm xã Bình Thành xuống cấp nặng
- ·Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang trả lời ý kiến cử tri Huỳnh Thanh Miền
- ·Tháo gỡ điểm nghẽn, phục hồi thị trường bất động sản
- ·Hành động thiết thực trong chăm lo trẻ em
- ·“Hiện đại quá đôi khi cũng hại điện...”
- ·Học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- ·Vinhomes ra mắt phân khu The Miami giữa đại đô thị quốc tế phía Tây Thủ đô
- ·“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động BHYT, BHXH tự nguyện
- ·GDP toàn cầu dự báo sụt giảm 3% trong năm 2020, tồi tệ hơn khủng hoảng năm 2008
- ·Người hưởng có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu và trợ cấp BHXH
- ·Khẩn trương thu thập, cập nhật thông tin về lao động
- ·Tích cực chăm lo an sinh xã hội
- ·Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN trong công nghiệp 4.0
- ·Thành phố Ngã Bảy tích cực phát triển người tham gia BHXH, BHYT
- ·Liên tiếp xảy ra sạt lở đất
- ·Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang thông báo tuyển dụng
- ·Bảo đảm đầy đủ vật tư, sinh phẩm y tế cho phòng, chống dịch Covid
- ·Khẩn trương thu thập, cập nhật thông tin về lao động