【ketquade 11.net】Bài 3: Khó khăn gắn liền với cơ hội đổi mới
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính về câu chuyện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn mới và trước mắt là trong bối cảnh dịch Covid-19.
PV:Thưa ông, dịch Covid-19 vừa qua ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động kinh tế xã hội. Trong đó, ông đánh giá quá trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chịu ảnh hưởng như thế nào?
Ông Đặng Quyết Tiến:Cổ phần hóa và thoái vốn những tháng qua chậm cũng có phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các hoạt động chuẩn bị cho cổ phần hóa và tổ chức cho thoái vốn đều bị hoãn, chậm triển khai. Tuy nhiên Covid-19 chỉ ảnh hưởng phần nào, còn nguyên nhân chủ quan là chính. Phải nói thẳng là lãnh đạo các cơ quan đại diện chủ sở hữu là các bộ, UBND tỉnh, Ủy ban quản lý vốn, lãnh đạo các tập đoàn tổng công ty, sang giai đoạn 2021 này có tư tưởng dừng lại để chờ đợi.
Ông Đặng Quyết Tiến |
Nhiều ban chỉ đạo cổ phần hóa của các tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 gần như không họp, không triển khai. Một phần do Covid-19 nhưng bản chất dừng lại chờ đợi với quan điểm cho rằng sẽ xem xét lại quan điểm cổ phần hóa, có cần phải cổ phần hóa hay không. Nhất là khi dịch xảy ra như hiện nay, các DNNN phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, phải bảo đảm an sinh xã hội và họ lại đảm đương những ngành nghề quan trọng. Đây vẫn là nguyên nhân trước nay về nhận thức và quan điểm của người đứng đầu.
PV:Vậy trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, ông nhìn nhận thế nào về vai trò, vị trí của DNNN. Mục tiêu, nhiệm vụ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN có vì thế mà cần thay đổi hay không?
Ông Đặng Quyết Tiến:Nhìn lại quá trình cơ cấu lại DNNN cũng như quản trị DNNN giai đoạn trước thì rõ ràng DNNN hiện nay mạnh về quy mô, tiềm lực do lịch sử từ nguồn lực Nhà nước giao. Nhưng xét về hiệu quả và năng lực cạnh tranh thì rất nhiều DNNN vẫn yếu kém, vẫn còn tình trạng lãng phí, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, thậm chí không khắc phục được lỗ lũy kế từ những năm trước. Như vậy, nhiệm vụ sắp tới vẫn phải là tiếp tục tái cơ cấu, sắp xếp lại DNNN, với một trong những giải pháp quan trọng là cổ phần hóa.
Một trong những trọng tâm của Nghị quyết Trung ương 12 và Nghị quyết Đại hội 13 là yêu cầu DNNN phải tập trung đổi mới quản trị theo hướng tiệm cận thông lệ quốc tế, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch hơn. Việc đổi mới quản trị giúp chúng ta giám sát chặt chẽ hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đồng vốn, nâng cao chất lượng nhân lực và năng suất lao động. Như vậy mới có thể dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác.
Đồng thời, cổ phần hóa cũng có nghĩa là chúng ta giải phóng nguồn lực ở khu vực nhà nước, kêu gọi trí tuệ, nguồn lực trong dân và các thành phần kinh tế khác tham gia quản trị DN, điều hành DN có vốn nhà nước để cùng nhau nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tăng minh bạch, chống tham nhũng, chống lãng phí. Khi Nhà nước thấy kinh tế tư nhân đảm đương được trong những lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ thì sẽ chuyển giao cho tư nhân để phát triển lực lượng DN dân doanh Việt Nam.
Với những định hướng như thế, thì tâm lý còn chần chừ cổ phần hóa phải khắc phục và chấn chỉnh. Bởi khi ta chưa mạnh mà đã dừng lại thì cuộc cơ cấu lại này sẽ không đạt yêu cầu, nhất là khi còn những DN thua lỗ như 12 dự án thua lỗ chưa xử lý xong thì công cuộc cổ phần hóa, cơ cấu lại DNNN phải tiếp tục.
Theo quan điểm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ thì cơ cấu lại DNNN là quá trình thường xuyên liên tục và tùy từng thời kỳ bám sát cơ chế thị trường để có giải pháp và lộ trình phù hợp, có phương thức và hình thức thích hợp.
Thực tế vừa qua cho thấy, khi nền kinh tế phục hồi thì các mặt hàng thiết yếu – vốn là thế mạnh của DNNN – như là xăng dầu, sắt thép, phân bón, hay cao su đều tăng giá. Đó cũng là một cơ hội thuận lợi để DNNN có dư địa trong việc tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại và cổ phần hóa. Do đó, bối cảnh Covid-19 vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội lớn cho DN.
PV:Với quan điểm như vậy, theo ông chúng ta cần có những giải pháp như thế nào để đạt được mục tiêu này trong quá trình cơ cấu lại DNNN tới đây?
Ông Đặng Quyết Tiến:Một trong những giải pháp chúng tôi đề xuất là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cần có thông điệp để nhắc nhở lại lãnh đạo DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu phải tích cực đẩy mạnh tiến độ cơ cấu lại DNNN, trong đó hình thức cổ phần hóa và thoái vốn là một giải pháp.
Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 22 về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025. Tới đây, định hướng và quan điểm ban hành Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025 cũng sẽ theo hướng phân cấp mạnh gắn với trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, giao cho họ tự đề xuất, tự đăng ký, lựa chọn thời điểm thích hợp, lựa chọn lĩnh vực cơ cấu và hướng đi. Sau đó đăng ký với Chính phủ, với các bộ, ngành để thực hiện.
Nói một cách ví von là sẽ không “đóng giày cho DN xỏ chân”, mà để DN chủ động hơn. Chính phủ không đưa ra mục tiêu cứng mà phân cấp lại cho DN để DN lựa chọn quyết định, đảm bảo phù hợp với DN và đồng thời tăng cường trách nhiệm của DN gắn với trách nhiệm kiểm tra đôn đốc của các bộ, ngành và Ban đổi mới DN.
Hướng đi này của Chính phủ là rất tích cực, phù hợp với xu thế hiện nay và đồng thời đúng định hướng là không can thiệp vào hoạt động của DN, để DN chủ động tái cơ cấu, gắn với nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đảm bảo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Từ đó, DNNN thực sự đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt mở đường cho các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là nền kinh tế phục hồi sau Covid-19 thì vai trò dẫn dắt của DNNN rất quan trọng.
PV:Xin cảm ơn ông !
Covid-19 khiến áp lực đổi mới mạnh mẽ hơn “Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cũng có những thuận lợi nhất định bên cạnh những khó khăn. Đó là những doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn có điều kiện tốt hơn để vượt qua khó khăn của đại dịch. Lúc khó khăn bị dồn vào chân tường thì áp lực đổi mới sẽ mạnh mẽ hơn, theo đó sẽ có động lực lớn để thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, phương thức quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ, nhất là trong bối cảnh thị trường cũng đang cơ cấu lại. Bên cạnh đó, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho khu vực sản xuất kinh doanh, cũng sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước để vượt qua khó khăn và có cơ hội phát triển” - ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính. |
Hoàng Yến (thực hiện)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Vinasun cắt giảm gần 10.000 nhân viên
- ·Lãi suất vay ưu đãi chỉ từ 6,99% cùng Maritime Bank
- ·Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại VNPT
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Thuỷ sản Hùng Vương bỗng dưng lỗ nặng gấp 10 lần sau kiểm toán
- ·DN Nhật Bản số hóa quy trình quản lý kho nhờ giải pháp Make in Vietnam
- ·Phó Thủ tướng phê duyệt phương án cơ cấu lại SCIC
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Người Việt chịu ảnh hưởng bởi người nổi tiếng khi mua sắm
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Nền tảng Make in Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương chuyển đổi số
- ·Netflix phủ nhận việc mua lại tên miền Phimmoi.net
- ·Hai phụ nữ cố nhảy tàu đang chạy và cái kết
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·TP.HCM: Kết nối cung cầu hướng đến xuất khẩu
- ·iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max bản đặc biệt giá trăm triệu
- ·Hoàn thiện quy định chức năng của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Phối hợp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong vùng Thủ đô