【nhận định brentford】Không lấy phiếu tín nhiệm với lãnh đạo nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo là nhân văn
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN
Ủy ban Pháp luật đã có thẩm tra dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Phù hợp với yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm
Theo đó, Ủy ban Pháp luật cho rằng việc bổ sung quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên theo quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tại dự thảo nghị quyết là có cơ sở thực tiễn.
Đồng thời, quy định này thể hiện tính nhân văn và phù hợp với yêu cầu của việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cần nêu rõ thời gian không điều hành công tác là từ 6 tháng liên tục trở lên để bảo đảm chặt chẽ.
Ủy ban Pháp luật cũng nhận thấy các nội dung quy định về hệ quả với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm trong dự thảo nghị quyết đã bảo đảm phù hợp với yêu cầu xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ có mức độ tín nhiệm thấp theo tinh thần của Quy định số 96 và Quy định số 41 của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.
Do đó, ủy ban cơ bản tán thành với quy định về hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như trong dự thảo nghị quyết.
Ủy ban Pháp luật đề nghị chỉnh lý lại theo hướng trong trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp mà không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.
Thay vì quy định “cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm” như trong dự thảo nghị quyết.
Việc này để bảo đảm thống nhất với quy định về chủ thể có thẩm quyền trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm của dự thảo nghị quyết và cũng là kế thừa quy định tương ứng của nghị quyết 85.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là nhằm giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để “tự soi”, “tự sửa”.
Vì vậy, đề nghị thiết kế quy định theo hướng trường hợp có từ 2/3 tổng số đại biểu trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì vẫn nên có cơ chế cho họ có thể chủ động xin từ chức.
Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn mới trình Quốc hội, HĐND xem xét miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.
Quy định như vậy vẫn bảo đảm phù hợp với tinh thần của Quy định 96 và quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Bởi theo quy định của Hiến pháp và các luật nói trên, với các chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn hiện không chia thành 2 quy trình, hay 2 mức độ riêng cho việc cho từ chức và miễn nhiệm như các quy định trong Đảng.
Quá nửa đại biểu 'không tín nhiệm' thì đề nghị cách chức
Về hệ quả đối với người được bỏ phiếu tín nhiệm, có ý kiến cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm nên được xác định là một công đoạn trong quá trình xem xét kỷ luật đối với cán bộ là người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Bởi theo dự thảo, các trường hợp được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND thường là do phát hiện dấu hiệu sai phạm, hoặc qua lấy phiếu tín nhiệm cho thấy người được Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn có mức độ tín nhiệm thấp.
Trong khi đó, hệ quả nặng nhất đối với người được lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm quy định trong dự thảo nghị quyết đều là trình Quốc hội, HĐND quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.
Do đó, ý kiến này đề nghị trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có từ quá nửa tổng số đại biểu trở lên đánh giá không tín nhiệm thì cần áp dụng hình thức xử lý nghiêm khắc hơn, đó là Quốc hội, HĐND tiến hành bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị cách chức đối với người đó./.
Thành Chung/tuoitre.vn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Bán lẻ, công nghệ thông tin và ngân hàng dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận quý 1
- ·SHB dành nhiều ưu đãi cho các khách hàng doanh nghiệp
- ·Chủ nhà Việt Nam không thu tiền bản quyền truyền hình SEA Games 31
- ·Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- ·Một tòa án ở Mỹ cho rằng YouTube không phải trang web
- ·Meta trả tới 4.000 USD cho các nhà sáng tạo nội dung trên Facebook Reels
- ·Thêm 3 mã cổ phiếu giao dịch trên UPCoM
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·'Starlink lừa đảo!'
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Giải pháp tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp bán lẻ thời 4.0
- ·5 chiếc laptop đắt nhất thế giới cho giới siêu giàu, cao nhất lên tới hơn 80 tỷ
- ·Làm gì để thương mại điện tử Việt Nam duy trì mức tăng trưởng đột phá?
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Công nghệ OLED
- ·OCB kỳ vọng lên sàn trong năm 2019
- ·Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình trúng 2 gói thầu mới trị giá 1.650 tỷ đồng
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·10 mẫu laptop được người Việt chọn mua nhiều nhất tháng 4/2022