【kết quả vô địch】Đồng NDT gia nhập rổ tiền tệ
Giới phân tích khẳng định việc lần đầu tiên đồng tiền của một nước không phải là đồng minh rõ rệt của Mỹ gia nhập rổ tiền tệ có quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF có ý nghĩa quan trọng, phản ánh sự gia tăng quyền lực ở những khu vực mới của thế giới.
Rõ ràng Mỹ và những đồng minh giàu có của họ không thể mãi nắm giữ vai trò chi phối hệ thống kinh tế thế giới bởi lẽ theo quy luật những quốc gia thu nhập thấp, khi có cơ hội, sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với những nước giàu khi được những quốc gia giàu "dẫn đường chỉ lối". Hiện Mỹ đang phải thích nghi với thực tế rằng tuy vẫn là một nền kinh tế thành công vượt bậc, song Mỹ không còn đóng vai trò chi phối về kinh tế độc nhất như trước đây. Mỹ và Đức đã vượt Anh về mặt kinh tế rất lâu trước khi London đánh mất ngôi vị lãnh đạo thế giới của mình. Nước Mỹ chưa phải trải qua cảm giác bị "mất ngôi" này, và căn cứ vào những lợi thế địa lý của họ thì có lẽ nước Mỹ sẽ không phải chịu số phận đó trong thế kỷ này. Giống như nước Anh trước đây, những lợi thế mà nước Mỹ đang nắm trong tay - các căn cứ hải quân ở khắp nơi, sức mạnh quân sự áp đảo và "đặc quyền" chỉ huy đồng tiền dự trữ quốc tế - không dễ biến mất một sớm một chiều. Song ở một số lĩnh vực khác, vị thế của nước Mỹ đang bị thách thức và xuất hiện nhiều tiếng nói mới đòi có quyền ra quyết định.
Trong giai đoạn tăng trưởng gần đây nhất của thế giới, cụ thể là từ năm 2000 đến năm 2008, sức mạnh kinh tế của một số quốc gia nghèo nhất thế giới - dẫn đầu là nhóm "BRICS" (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) - đã tăng mạnh. Cuộc khủng hoảng năm 2008, đã tàn phá nặng nề Mỹ cùng các đồng minh công nghiệp của họ, làm nảy sinh nhu cầu cần phải cải tổ cơ chế bỏ phiếu của IMF. Đặc biệt là trong trường hợp châu Âu, vị trí của châu lục này trong IMF không phản ánh đúng sức mạnh tài chính của họ bởi trong 5 năm qua, châu Âu đã nhận được những khoản hỗ trợ khổng lồ từ IMF.
Năm 2010, một cuộc cải cách đã được soạn thảo nhằm tăng gấp đôi số tiền đóng góp cho IMF từ tất cả các thành viên đồng thời cân bằng lại một số tỷ lệ bỏ phiếu, tăng số phiếu cho Trung Quốc và Nga và đưa Ấn Độ và Brazil vào nhóm 10 nước hàng đầu trong IMF. Tuy nhiên, suốt 5 năm qua, Mỹ - nước duy nhất có quyền phủ quyết - không chịu thông qua cuộc cải cách này. Lý do, Mỹ không muốn phải cấp thêm vốn cho tổ chức này hay bỏ phiếu tán thành một cuộc cải tổ làm suy giảm quyền lực của họ trên vũ đài quốc tế. Kết quả là, BRICS đã thiết lập những thể chế để thách thức trực tiếp các thể chế của Bretton Woods. Nhiều ngân hàng phát triển và nhiều thỏa thuận dự trữ tiền tệ theo kiểu IMF đã xuất hiện. Thậm chí đáng ngại hơn, bất chấp sự phản đối của Washington, hầu hết các đồng minh của Mỹ đã tham gia một trong những thể chế này, đó là Ngân hàng Phát triển Hạ tầng châu Á.
Tất cả những diễn biến trên đã khiến cho việc Trung Quốc được gia nhập rổ tiền tệ SDR có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Việc Trung Quốc tích cực vận động cho sự gia nhập này chứng tỏ nước này muốn tiếp tục phát triển trong hệ thống toàn cầu hiện hành. Và việc Mỹ, nước vẫn có tiếng nói mạnh nhất trong IMF, bật đèn xanh cho Trung Quốc thể hiện nước này sẵn sàng cho phép những đối thủ có cơ hội phát triển dù rằng có thể, Mỹ muốn nhân cơ hội này gây tác động để nền kinh tế Trung Quốc phát triển một cách phù hợp với hệ thống mà Mỹ thiết lập.
Tuy nhiên, nếu thị phần của Mỹ trong GDP của thế giới tiếp tục giảm, về lâu dài việc Trung Quốc gia nhập rổ SDR có thể sẽ có những tác động đáng kể. Vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới mà đồng USD đang đảm đương có thể dần trở nên lỗi thời. Khi đó, sẽ không có quốc gia nào có thể nắm giữ nhiều quyền lực hơn so với những nước còn lại bằng cách giữ cho đồng tiền của mình mạnh. Với kịch bản đó, SDR và một số biến thể của nó (có khả năng là đồng tiền ảo Bitcoin), có thể trở lại đúng với vai trò sơ khai của mình: đồng tiền dự trữ quốc tế. Nếu điều này xảy ra, ngày Trung Quốc gia nhập rổ tiền tệ chắc chắn sẽ được nhớ như một khoảnh khắc quan trọng.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·EVNSPC triển khai nhiều hoạt động hướng về miền Trung
- ·Soi kèo phạt góc Urawa Red Diamonds vs Yokohama FC, 17h30 ngày 29/9
- ·Soi kèo phạt góc Lecce vs Genoa, 1h45 ngày 23/9
- ·Soi kèo phạt góc IFK Varnamo vs Sirius, 0h00 ngày 26/9
- ·Nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao nổi bộ máy cồng kềnh
- ·Soi kèo phạt góc Wolves vs Liverpool, 18h30 ngày 16/9
- ·Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Crystal Palace, 21h00 ngày 16/9
- ·Soi kèo phạt góc Atletico Madrid vs Real Madrid, 02h00 ngày 25/9
- ·Bán ô tô phải thông báo với Công an
- ·Soi kèo phạt góc Salernitana vs Frosinone, 23h30 ngày 22/9
- ·Bé trai dân tộc 1 tuổi bỏng nặng xin được cứu giúp
- ·Soi kèo phạt góc Urawa Red Diamonds vs Yokohama FC, 17h30 ngày 29/9
- ·Soi kèo phạt góc Man City vs Nottingham, 21h00 ngày 23/9
- ·Soi kèo phạt góc Lecce vs Genoa, 1h45 ngày 23/9
- ·Xót xa bé trai dân tộc Nùng 2 lần phẫu thuật tim, 3 lần mổ não
- ·Soi kèo phạt góc Luton Town vs Wolves, 21h ngày 23/9
- ·Soi kèo phạt góc Dortmund vs AC Milan, 2h00 ngày 5/10
- ·Soi kèo phạt góc AC Milan vs Lazio, 22h59 ngày 30/9
- ·Chàng trai mồ côi cha tai nạn nguy kịch cần sự giúp đỡ
- ·Soi kèo phạt góc Brentford vs Everton, 23h30 ngày 23/9