【bóng đá tile】Mô hình chợ an toàn thực phẩm khó nhân rộng vì doanh nghiệp thờ ơ
Thông tin mới về lộ trình cải cách kiểm tra chất lượng,ôhìnhchợantoànthựcphẩmkhónhânrộngvìdoanhnghiệpthờơbóng đá tile kiểm tra an toàn thực phẩm | |
TPHCM kiến nghị thành lập Sở An toàn thực phẩm | |
Hà Nội: Ngăn thực phẩm bẩn hoành hành |
Toàn cảnh toạ đàm |
Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến: "Giải pháp nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm" ngày 20/10, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và cho phép Bộ Công Thương được triển khai các mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc.
Giai đoạn 2011 – 2015, Bộ đã triển khai được 32 mô hình thí điểm trên phạm vi toàn quốc. Giai đoạn năm 2016 – 2020, Chương trình mục tiêu y tế dân số cũng đã có nội dung tiếp tục được xây dựng mô hình thí điểm ở các địa phương còn lại.
Rất nhiều địa phương đã xây dựng được những mô hình thí điểm, nhân rộng bằng nguồn vốn từ tài trợ quốc tế hay từ ngân sách địa phương, nguồn vốn xã hội hóa huy động từ tiểu thương, hoặc từ hợp tác xã, doanh nghiệp. Nhờ đó, trên toàn quốc hiện nay đã có hàng trăm mô hình chợ an toàn thực phẩm theo mô hình thí điểm.
Tuy nhiên, theo bà Nga, còn rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm ở Việt Nam như: mô hình vẫn chưa hấp dẫn nhà đầu tư, đặc biệt là các chợ ở khu vực nông thôn, khi người dân đến mua sắm còn chưa đông.
“Phần lớn tiểu thương tại chợ lấy nguồn hàng từ chợ đầu mối hoặc là từ những vùng sản xuất tự cung, tự cấp của các địa phương, công tác truy xuất nguồn gốc hàng hóa đối với nhóm hàng này không đơn giản”, bà Nga nói.
Một trong những khó khăn nữa được lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước đề cập tới là, Việt Nam có đến 2 triệu tiểu thương cần được tập huấn về an toàn thực phẩm, song rất nhiều tiểu thương không tham gia.
Ở góc độ địa phương, ông Đinh Lâm Sáng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Kạn chia sẻ: “Thời gian qua, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong việc nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn. Tập quán tiêu dùng của người dân trên địa bàn nhiều người không quan tâm nhiều tới an toàn thực phẩm. Thay đổi nhận thức của người dân là một trong những vấn đề khó nhất”.
Ngoài ra, một số cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nhiều, kinh phí để bảo dưỡng, sửa chữa chợ hạn hẹp. Đặc biệt, các tiểu thương và những người được giao nhiệm vụ quản lý chợ chưa mặn mà trong việc nhân rộng mô hình quản lý chợ này.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hoàng Minh Luân, Phó Tổng giám đốc Hợp tác xã Hải An, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội phát triển chợ Việt Nam nhấn mạnh: hiện vốn đầu tư phát triển chợ từ nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu dành để hỗ trợ đầu tư chợ ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; những khu vực, vùng sâu, vùng xa, địa bàn không có thuận lợi về giao thông.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp nghiên cứu để tiếp cận được nguồn vốn này khá khó khăn. Nhìn chung, những chính sách xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm hiện nay chủ yếu là do các tỉnh, thành phố tùy theo tình hình thực tế tại địa phương để triển khai, chưa nhìn thấy sự thống nhất và chưa đủ để thu hút được các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực xây dựng, khai thác, phát triển chợ.
“Để thúc đẩy phát triển mô hình chợ an toàn, cần có đầu tư cơ sở vật chất. Chợ phải có các hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác thải và thiết kế đầy đủ vệ sinh. Vấn đề thứ hai là yếu tố về công tác kiểm soát nguồn hàng, xây dựng vùng trồng nguyên liệu, vùng chăn nuôi hay là giết mổ theo chuỗi”, ông Luân nói.
Hiện nay, 75% thực phẩm vẫn đi qua các chợ truyền thống, từ đầu mối cho đến chợ dân sinh. Vì vậy, xây dựng các mô hình chợ an toàn thực phẩm được nhìn nhận là việc vô cùng quan trọng.
Về phía Bộ Công Thương, bà Lê Việt Nga khẳng định: các cơ quan quản lý nhà nước đang nỗ lực triển khai các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho việc xây dựng mô hình chợ an toàn thực phẩm.
Theo đó, có 40 địa phương sẽ được nhận nguồn ngân sách từ Trung ương cho việc đầu tư hạ tầng chợ. Bộ Công Thương đã có văn bản hướng dẫn về nội dung, các địa phương nào được nhận bao nhiêu chợ xây dựng mới, bao nhiêu chợ được cải tạo theo đúng nhu cầu…
Việt Nam hiện có 8.549 chợ truyền thống (số liêu cập nhật đến cuối tháng 12/2021). Trong số đó có đến 80% chợ ở khu vực nông thôn, 86% là chợ hạng ba, tức là chợ dân sinh quy mô nhỏ, điều kiện hạ tầng cơ sở vật chất còn rất kém và nguồn vốn để đầu tư cho chợ truyền thống thì cũng rất là khó thu hút. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 trên truyền hình
- ·Mỹ có số người thiệt mạng do bạo lực cực đoan nhiều nhất trong 2015
- ·Giảm 1/3 số đầu điểm kiểm tra khi học sinh trở lại trường
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Cặp đôi 9X 'thuận vợ, thuận chồng' cùng đi gìn giữ hòa bình ở châu Phi
- ·Hà Nội chốt thời gian học sinh đi học trở lại
- ·Hỗ trợ 2 tỉnh phòng, chống dịch bệnh thủy sản
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng hoạt sai phạm tại Hà Nam
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Công an hướng dẫn cách nhận biết mã độc và sử dụng các ứng dụng trực tuyến
- ·Chủ tịch Trung Quốc tới thăm Saudi Arabia, Ai Cập và Iran
- ·Thái Nguyên: Ngăn chặn, tiêu hủy hơn 5 tạ chân gà nhập lậu
- ·Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
- ·Đức sẽ kéo dài kiểm soát biên giới vô thời hạn trong năm 2016
- ·Xe đầu kéo tông liên hoàn 8 ô tô, quốc lộ 51 ùn tắc nhiều giờ
- ·Chi tiết 5 phương thức tuyển sinh của ĐH Ngoại Thương
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Sẵn sàng cho Tuần văn hóa, du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng