【ty so bong đá】Lựa hướng đầu tư tối ưu sân bay Tân Sơn Nhất
Chốt lộ trình
TheựahướngđầutưtốiưusânbayTânSơnNhấty so bong đáo thông tin của Báo Đầu tư, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa trình Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) Báo cáo chủ trương đầu tưxây dựng Nhà ga hành khách T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
. |
Đây là lần đầu tiên lộ trình triển khai và phương án đầu tư, huy động vốn Nhà ga T3 (hạng mục quan trọng nhất để nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lên 45 - 50 triệu lượt hành khách/năm) được đề cập chi tiết nhất, kể từ khi Bộ GTVT ký Quyết định số 1943/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vào tháng 8/2018.
Cụ thể, Nhà ga T3 sẽ là nhà ga nội địa 2 cao trình (đi và đến tách biệt), công suất 20 triệu lượt khách/năm, tổng diện tích sàn nhà ga khoảng 100.000 m2, được xây dựng trên khu đất 16,37 ha đã được Bộ Quốc phòng thống nhất bàn giao cho Bộ GTVT.
Ngoài Nhà ga hành khách T3, ACV dự kiến đầu tư thêm một số công trình phụ trợ khác, như mở rộng sân đỗ máy bay trên diện tích 4.650 m; sân đường giao thông nội bộ, bãi để xe trong đó có hệ thống đường dẫn trên cao 2 làn xe, cầu cạn trước nhà ga 5 làn xe; cổng thu vé, cổng ra vào và tường rào; nhà để xe 13 tầng kết hợp chức năng dịch vụ, văn phòng.
Với khái toán tổng mức đầu tư Dự ánvào khoảng 11.659 tỷ đồng, ACV tính toán, Nhà ga T3 có thể tạo ra tổng giá trị dòng tiền lũy kế sau khi đã điều chỉnh trượt giá và tỷ suất lợi nhuận hơn 11.800 tỷ đồng với lãi suất chiết khấu là 7,5%. Với các thông số đầu vào nói trên, Dự án Nhà ga T3 có thể giúp nhà đầu tư hoàn vốn trong vòng 23 năm, bao gồm cả thời gian xây dựng.
Lãnh đạo ACV cho biết, tổng thời gian thực hiện Dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi đưa vào khai thác Nhà ga T3 khoảng 43 tháng, với 2 mốc tiến độ quan trọng là khởi công phần móng Nhà ga vào quý III/2020 và phần thân Nhà ga vào quý IV/2020. Nếu kiểm soát tốt tiến độ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, Dự án có thể hoàn thành sau 24 tháng để có thể bắt đầu đưa vào khai thác từ quý II/2020.
“Sức ép phải sớm triển khai Nhà ga T3 là rất lớn, bởi đến cuối năm 2017, sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã vượt con số 36 triệu lượt khách, trong đó Nhà ga quốc nội T1 đã khai thác 22,37 triệu lượt (vượt 1,5 lần công suất thiết kế”, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐTV ACV cho biết.
Tìm “kép chính”
Trong Tờ trình số 4719/Tr - TCTCHKVN - XDCB, ACV đã đưa ra 2 phương án đầu tư cho Dự án Nhà ga hành khách T3 cùng các hạng mục phụ trợ. Cụ thể, tại phương án 1, ACV đề xuất sẽ đầu tư toàn bộ Dự án. Đây là phương án mà đơn vị đang vận hành 22 cảng hàng không, trong đó có Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, luôn bảo lưu quan điểm kể từ khi chủ trương đầu tư Nhà ga T3 được manh nha. Đơn vị này khẳng định, với nguồn vốn tự có hiện nay, doanh nghiệpđủ sức đầu tư Nhà ga T3. Đồng thời, kinh nghiệm phát triển, vận hành các dự án hạ tầng cảng hàng không trong nước đang là một lợi thế vượt trội của ACV so với các nhà đầu tư khác.
Trước đó, tháng 9/2018, Bộ GTVT cũng kiến nghị giao ACV đầu tư Nhà ga T3, thay vì triển khai theo hình thức PPP. Theo Bộ GTVT, nếu thực hiện xã hội hóa đầu tư, Bộ này sẽ phải tiến hành thủ tục đấu thầulựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP mất từ 1,5 năm đến 2 năm. Do đó, việc nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lên 50 triệu lượt hành khách/năm khó có thể hoàn thành vào năm 2022, trong khi áp lực quá tải tới cửa ngõ hàng không lớn nhất nước đang rất căng thẳng.
Đối với phương án 2 - ACV không phải là nhà đầu tư duy nhất, mà chỉ tham gia góp vốn tại doanh nghiệp dự án, Tổng công ty dự kiến tham gia với các mức vốn góp 65%, 51% và 36%. Ngay cả khi nắm tới 65% vốn, ACV vẫn quan ngại rằng, các quy định pháp luật chưa có hướng dẫn đầy đủ, chi tiết về nhượng quyền đầu tư, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư và việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tếvà nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng sẽ gây ra nhiều bất lợi hơn so với phương án 1.
Bên cạnh đó, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2020, Nhà nước sẽ thực hiện thoái 30,4% vốn tại ACV. Trong trường hợp không được thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không tại 22 sân bay đang do Tổng công ty quản lý, đặc biệt là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, sẽ tác động tiêu cực tới quy mô, kết quả sản xuất - kinh doanh của ACV trong tương lai.
“Điều này tác động tiêu cực tới giá cổ phiếu của ACV trên thị trường chứng khoán, gây thiệt hại cho cổ đông Nhà nước khi doanh nghiệp sẽ thoái một lượng cổ phiếu rất lớn cho các nhà đầu tư”, lãnh đạo ACV phân tích.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT: Quyết liệt nhập cuộc ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
- ·Phó Chủ tịch KDC dự chi hơn 58 tỷ đồng để mua cổ phiếu
- ·Khi rock trở lại với Cố đô
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/9
- ·Indonesia sẽ cấm xuất khẩu than do lo ngại thiếu hụt nhiên liệu
- ·Khánh thành Nhà hát hiện đại nhất Việt Nam
- ·Thị trường chứng khoán Việt Nam: Cơ hội và tín hiệu phục hồi ngày càng rõ nét hơn
- ·MU cải tổ mạnh, thêm 4 hợp đồng vào tháng Giêng
- ·Thaco nâng cao tự động hóa trong sản xuất
- ·Kết quả bóng đá Hà Lan 1
- ·Phó Thủ tướng: Phải nâng cao hiệu quả, tiềm lực của DNNN
- ·HLV Phùng Thanh Phương: Sài Gòn FC thắng không vì tiền thưởng
- ·Không yêu cầu doanh nghiệp nhận ủy thác phải là đại lý hải quan
- ·MU, PSG nhận đề nghị sốc tuyển Argentina liên quan Messi Martinez
- ·Nóng: Cục Cạnh tranh phản đối kết luận Grab 'vô tội' khi mua lại Uber
- ·Tuyển Việt Nam đấu Singapore trên sân cỏ nhân tạo ở AFF Cup
- ·Níu giữ hồn áo dài xưa giữa thời hiện đại
- ·Bữa tiệc phim đã dọn sẵn cho mùa Valentine
- ·EVN sẽ đảm bảo cung cấp điện cho hơn 80.000 điểm bầu cử
- ·Nặng hơn cầm phấn: Tấc lòng với tiền nhân