【ty so elche】Phát triển ngân hàng số thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Ngày 28/11 tại TP. Hồ Chí Minh,áttriểnngânhàngsốthúcđẩythanhtoánkhôngdùngtiềnmặty so elche Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Vietnam) tổ chức Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2019 (Vietnam Retail Banking Forum).
Sự kiện thu hút gần 500 lượt khách là các chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng, các chuyên gia trong và ngoài nước, các chuyên viên phụ trách phát triển dịch vụ bán lẻ và ngân hàng số của các ngân hàng lớn tại Việt Nam, các chuyên gia công nghệ thông tin và an ninh thông tin trong nước, quốc tế.
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tài chính số chưa cao
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB) thì năm 2018, Việt Nam với 71,3 triệu người trưởng thành (trên 15 tuổi) và thu nhập bình quân đầu người đạt 2.062 USD vẫn thuộc các nước có thu nhập trung bình thấp. Kèm theo đó, tỷ lệ người dân có tài khoản cũng thấp, đặc biệt là người sống ở nông thôn, những người thu nhập thấp và phụ nữ.
Còn theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), số người có tài khoản ngân hàng hiện nay là 45,8 triệu/92,6 triệu dân, chiếm 63% dân số. Liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tính đến hết tháng 9/2019, Việt Nam có 32 tổ chức không phải ngân hàng được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó phần lớn cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử...
Bên cạnh các công ty fintech, các ngân hàng cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán trên nền tảng công nghệ mới. Cụ thể có 24 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán QR code (mã QR) với 50.000 điểm chấp nhận thanh toán QR code. Bên cạnh đó là 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 44 tổ chức triển khai qua di động.
Tổng lượng giao dịch 6 tháng đầu năm 2019 qua kênh internet đạt 204,2 triệu lượt, tăng 60,64% so với cùng kỳ; giá trị giao dịch đạt 9.506 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% (so với cùng kỳ); tổng lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 169,9 triệu lượt, tăng 109,5%, giá trị giao dịch đạt 1.761 nghìn tỷ đồng, tăng 160,5%.
Tại diễn đàn, các diễn giả đều nhìn nhận, tỷ lệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trên tổng mức bán lẻ hiện vẫn còn thấp, bản thân việc phát triển các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cũng còn hạn chế. Một phần là do hệ thống hạ tầng kỹ thuật tài chính chủ yếu tập trung tại các trung tâm, thành phố lớn và chưa vươn đến vùng khó khăn, lạc hậu.
Bên cạnh đó, tỷ lệ vay mượn qua các tổ chức tài chính vẫn còn nhiều hình thức vay mượn không chính thức; tài chính kỹ thuật số chưa phát triển, số người sử dụng các dịch vụ tài chính số ở mức thấp. Fintech tuy nhiều nhưng chỉ tập trung vào thanh toán tiêu dùng chứ chưa phủ khắp các loại hình thanh toán, dịch vụ cao cấp khác.
Ngân hàng số thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Tại diễn đàn, lãnh đạo các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các chuyên gia đã chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt liên quan đến các vấn đề về chiến lược, công nghệ, cách thức phát triển và xu hướng liên kết giữa các đơn vị thanh toán; thảo luận về các mô hình phát triển ngân hàng bán lẻ và dịch vụ tài chính cộng đồng…
Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2019 thu hút gần 500 lượt khách quan tâm. Ảnh ĐD |
Các chuyên gia cũng bàn về những vấn đề liên quan đến phát triển thanh toán không dùng tiền mặt gồm: các ứng dụng, xu hướng, những thách thức và các mối đe dọa về an ninh mạng sau năm 2020; phát triển ngân hàng số và các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng số…
Theo ông Kaushik Bagchi - Phó Giám đốc Khối Kinh doanh Công ty ASG Technologies, dễ dàng nhận thấy thực tế là công nghệ đang tác động mạnh đến ngân hàng và các dịch vụ tài chính, khiến các ngân hàng phải xem lại hoạt động kinh doanh.
Theo ông Chu Xuân Vinh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ Ứng dụng Toàn cầu (Hyperlogy), trải nghiệm khách hàng ngày càng quan trọng, ngày nay giới trẻ cần sự thuận tiện, an toàn, chi phí thấp trong sử dụng dịch vụ ngân hàng. Họ không sẵn sàng sử dụng dịch vụ nếu như phải chờ điền tay vào nhiều biểu mẫu phức tạp, chờ giao dịch lâu...
“Vì vậy gia tăng trải nghiệm, giảm chi phí, số hóa dịch vụ, mở rộng thị trường khi số lượng người sử dụng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn lớn có thể được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngân hàng. Áp dụng công nghệ mới trong các ứng dụng thực tiễn của ngân hàng là xu hướng tất yếu để đạt được mục tiêu trên” – ông Chu Xuân Vinh nói./.
Đỗ Doãn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đà Nẵng tạm dừng hoạt động quán ăn bán online, bán mang đi: Sở Công thương lên tiếng
- ·PC Thừa Thiên Huế nhiều hoạt động hướng về ngày 27/7
- ·Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020
- ·Thanh niên Hải quan Quảng Bình mang Trung thu về với thiếu nhi vùng cao
- ·Điện thoại iPhone nhanh chóng thành 'cục gạch' vì sai lầm mà ai cũng mắc khi sử dụng
- ·TP. Hồ Chí Minh khuyến khích sử dụng điện bằng năng lượng mặt trời
- ·Đồng ý giảm thuế nhập khẩu xăng, nhưng không giúp giảm giá xăng
- ·Thuế nhôm thép của Hoa Kỳ và câu chuyện của Việt Nam
- ·Cô gái nhiễm COVID
- ·Sơn La: Số doanh nghiệp còn nợ thuế giảm mạnh
- ·Giá xăng dầu hôm nay (17/8): WTI tăng nhẹ, Brent giảm
- ·Hải Phòng: 214 doanh nghiệp nợ trên 393 tỷ đồng tiền thuế
- ·6 sai lầm trong đầu tư mà giới siêu giàu không bao giờ mắc phải
- ·Ba tháng thu lãi 11.000 tỷ đồng, ông lớn NH đốt nóng cuộc đua top 1
- ·Queen Crown
- ·EVN nâng cao năng suất lao động: Bắt đầu từ chất lượng nguồn nhân lực
- ·Nhà máy Thủy điện Khe Bố ở Nghệ An thông báo xả lũ
- ·Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện 985 vụ vi phạm
- ·Các huyện phía Nam tập trung sản xuất vụ lúa Thu Đông
- ·Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền