【tyso tyle】Cần đo lường hiệu quả của hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư
Nhằm cập nhật và chia sẻ với các doanh nghiệp (DN) về những góc nhìn và định hướng của các chính sách ưu đãi đầu tư,ầnđolườnghiệuquảcủahệthốngchínhsáchưuđãiđầutưtyso tyle cũng như thực trạng và giải pháp của giao dịch liên kết tại Việt Nam.
Mặt bằng thuế suất của Việt Nam thấp so với khu vực
Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được trên 24.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khu vực DN FDI đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong đó, các chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là ưu đãi, cải cách về chính sách thuế đã góp phần quan trọng thu hút vốn FDI, khuyến khích xuất khẩu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đánh giá của Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, số thu (NSNN) từ khu vực DN FDI luôn tăng trưởng ổn định, năm 2016 chiếm 19% tổng thu của NSNN. Khu vực này cũng đóng góp 18,59% GDP của Việt Nam, giải quyết việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động.
Theo ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng giám đốc Deloitte, các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập DN của Việt Nam hiện đang khá thuận lợi cho DN. Mặt bằng thuế suất của Việt Nam cũng đang khá thấp so với các quốc gia khác.
Đồng tình về tính cạnh tranh trong các chính sách ưu đãi của Việt Nam, song ông Wim Douw, chuyên gia cao cấp về chính sách đầu tư, Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho rằng, nhiều loại chính sách ưu đãi của Việt Nam vừa dàn trải vừa đa dạng. Kết quả dự kiến của một số chính sách ưu đãi còn chưa rõ ràng và chồng chéo giữa xúc tiến đầu tư FDI, tăng trưởng sâu và toàn diện, tạo việc làm…
Hơn nữa, Việt Nam đang lệ thuộc khá nặng nề vào biện pháp miễn thuế có thời hạn cũng như thuế suất ưu đãi và miễn thuế nhập khẩu trong cơ chế ưu đãi. Đặc biệt, các nghiên cứu liên quan cho thấy miễn thuế có thời hạn tỏ ra là một công cụ có khá nhiều vấn đề và ít bảo đảm lợi ích dài hạn cho nước sở tại. Cấu trúc ưu đãi này có lợi nhiều hơn cho những nhà đầu tư “dễ bay nhảy”, với tầm nhìn ngắn hạn hoặc những nhà đầu tư sẽ vẫn có lợi nhuận nếu không có chính sách ưu đãi. Chính sách này đem lại ít lợi ích hơn xét về dài hạn và đối với các nhà đầu tư vào những lĩnh vực đổi mới, sáng tạo và thường có một số năm không lợi nhuận trong giai đoạn khởi nghiệp.
“Chính sách ưu đãi hiếm khi là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các tập đoàn đa quốc gia xem xét khi quyết định vị trí hoạt động. Tuy nhiên, những ưu đãi này có thể đóng vai trò quan trọng khi nhà đầu tư cân nhắc những lựa chọn về địa điểm đầu tư, khi mà những địa điểm có điều kiện tương tự cùng nằm trong danh sách lựa chọn”, ông Wim Douw nhận xét.
Chọn ưu đãi cho nhà đầu tư “ngưỡng cửa”
Bởi chính sách ưu đãi đóng vai trò thứ yếu như vậy nên chuyên gia của WB cho rằng, việc Việt Nam xây dựng cơ chế ưu đãi hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc lựa chọn đúng những nhà đầu tư ở “ngưỡng cửa” và cuối cùng sẽ quyết định đầu tư vì có chính sách ưu đãi. Đây được gọi là nhà đầu tư cận biên. Ngược lại, cũng có những ưu đãi dành cho những nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư dù có ưu đãi hay không (nhà đầu tư dư thừa). Khi đó, sử dụng nguồn lực nhà nước để ưu đãi cho nhà đầu tư này là phí phạm. Đặc biệt, trong bối cảnh các ưu đãi về thuế không phải là các phương án có hiệu quả về mặt chi phí, nó tạo ra gánh nặng chi phí đáng kể cho các quốc gia như thâm thủng ngân sách, biến dạng kinh tế hay gây ra trả đũa thương mại…
Kiến nghị hoàn thiện chính sách thuế để tiếp tục thu hút FDI hiệu quả, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần được xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của cả nước. Việc ban hành chính sách mới, trong đó có chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, các cam kết của Việt Nam với các tổ chức quốc tế. Đồng thời, cần đảm bảo đúng mục tiêu công bằng và không có sự phân biệt đối xử với các DN có vốn đầu tư trong nước.
Bên cạnh đó, ưu đãi thuế nên được tập trung trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế để khắc phục tính dàn trải, phức tạp của chính sách ưu đãi thuế; tăng tính minh bạch, đồng bộ của các hệ thống văn bản pháp luật hiện hành với chính sách thuế; tránh tình trạng ưu đãi thuế được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác (khoa học công nghệ, giáo dục…) như hiện nay.
Hoàng Yến
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại quốc phòng trong lực lượng vũ trang tỉnh
- ·Mỗi ngày, Hải quan soi chiếu trước 240 container
- ·Tập đoàn Bất động sản CRV sẽ nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trong tháng 6
- ·Thủ tướng: Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam
- ·Ông Võ Văn Thưởng: 'Đẩy nhanh điều tra, xử lý dứt điểm vụ AIC, Vạn Thịnh Phát'
- ·Kết quả bóng đá Cup C1 2023
- ·Phó Chủ tịch CIC Group muốn chi 125 tỷ đồng mua cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn
- ·Ngành Hải quan tổ chức thực hiện ngày pháp luật
- ·Công ty TNHH Cung ứng và Xuất khẩu lao động Năm Châu khai trương đi vào hoạt động
- ·“Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”
- ·Giá vàng hôm nay 28/6/2024: Vàng miếng đứng yên, vàng nhẫn tăng theo thế giới
- ·U23 Việt Nam: Đối mặt thực tế, khó trách HLV Troussier
- ·Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
- ·Thông qua Nghị quyết Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Phú Vang
- ·Em chỉ là người đến sau...
- ·HLV Calisto hạnh phúc trở lại Việt Nam dự trận cầu đặc biệt
- ·Nhiều cơ quan, đơn vị chúc mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- ·Hải quan không thu phí công cộng trong khu vực cửa khẩu
- ·Đài phun nước
- ·Thừa Thiên Huế: Phát hiện pháo, hàng nhập lậu trên ô tô