【keo nha cai 05】Giao dịch chuyển khoản trong nước từ 500 triệu đồng phải báo cáo phòng chống rửa tiền
Cơ quan Hải quan - Ngân hàng: Phối hợp trong đấu tranh ngăn chặn hành vi buôn lậu,ịchchuyểnkhoảntrongnướctừtriệuđồngphảibáocáophòngchốngrửatiềkeo nha cai 05 rửa tiền Cần có quy định về quản lý tài sản ảo, tiền ảo để ngăn chặn nguy cơ rửa tiền Phối hợp phòng chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố |
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Ảnh: Internet |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ký ban hành Thông tư số 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Điểm đáng chú ý tại Thông tư này quy định, với giao dịch trong nước, tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN) từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương.
Quy định này cũng được áp dụng với chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam, trị giá từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giao dịch tương đương.
Tuy nhiên, việc báo cáo sẽ được ngoại trừ trong trường hợp đây là tổ chức tài chính trung gian trong giao dịch tiền điện tử.
Nội dung thông tin báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử được NHNN hướng dẫn khá chi tiết. Cụ thể, về thông tin của tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng, thông tin báo cáo gồm tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính (hoặc mã ngân hàng đối với giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước, mã SWIFT đối với chuyển tiền điện tử quốc tế); quốc gia nhận và chuyển tiền.
Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử gồm họ và tên, ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực nhập cảnh (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có); quốc tịch (theo chứng từ giao dịch).
Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử gồm tên giao dịch đầy đủ và viết tắt (nếu có); địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia nơi đặt trụ sở chính.
Thông tin về giao dịch gồm số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (nếu loại tiền giao dịch là ngoại tệ); lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch;…
Đối tượng báo cáo phải gửi báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử trước 16 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch. Nếu ngày gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
Theo NHNN, việc hướng dẫn chi tiết mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền; phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền và công tác phòng chống tội phạm.
Trước đó, tại Quyết định số 11/2023/QĐ-TTg ngày 27/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400 triệu đồng trở lên. Mức này cao hơn so với quy định cũ tại Quyết định 20/2013/QĐ-TTg là 300 triệu đồng.
Trong khi vào cuối năm 2022, NHNN kiến nghị giữ nguyên mức báo cáo từ 300 triệu đồng để phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF). Ngưỡng giá trị giao dịch phải báo cáo được khuyến nghị của FATF là 15.000 USD, tương đương khoảng 375 triệu đồng.
Tuy vậy, nhiều cơ quan chức năng đã góp ý cho rằng mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo cần đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, mức 300 triệu đã được áp dụng từ năm 2013 trong khi đến nay giá trị tiền Việt Nam cũng như giá cả thị trường, số lượng giao dịch đã tăng rất nhiều lần.
Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 15/11/2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023 thay thế cho Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 có nhiều điểm mới được cho là sẽ tăng hiệu lực kiểm soát phòng, chống rửa tiền.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thúc đẩy tiêu thụ nông sản, sản phẩm thế mạnh
- ·Tập trung nguồn lực, giải pháp đồng bộ khắc phục các điểm nghẽn
- ·Kết nạp được 923 đảng viên
- ·Sôi nổi các hoạt động Tháng thanh niên
- ·Giá vàng hôm nay 6/11/2023: SJC bất ngờ giảm mạnh hơn 1,5 triệu đồng/lượng
- ·Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà dân
- ·Hân hoan chào đón xuân mới
- ·Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
- ·Bộ Y tế cấm sử dụng 78 dược chất, thuốc chứa dược chất
- ·Bí thư chi bộ giỏi việc nước, đảm việc nhà
- ·Những gam màu tươi sáng trong phát triển kinh tế
- ·Nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho công chức
- ·Khơi dậy ý chí vượt khó làm giàu, góp sức xây dựng quê hương
- ·Các cấp bộ đoàn thực hiện 3.697 công trình, phần việc
- ·Khai mạc hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương
- ·Ra mắt mô hình khu dân cư tự quản về an toàn giao thông
- ·Sẵn sàng đại hội các đoàn thể cấp huyện nhiệm kỳ mới
- ·Huyện Long Mỹ: Vườn ươm thanh niên ươm 1.000 cây bông trang
- ·Đồng hành với người trẻ “Mang Tết về nhà”
- ·Phát triển đảng và đoàn thể trong doanh nghiệp