【kqbd c2 chau au】Cushman & Wakefield: Một nửa nguồn cung văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần được nâng cấp
Cushman & Wakefield: Một nửa nguồn cung văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương cần được nâng cấp
Báo cáo chỉ ra,ộtnửanguồncungvănphòngkhuvựcChâuÁTháiBìnhDươngcầnđượcnângcấkqbd c2 chau au chỉ khoảng 28% nguồn cung văn phòng có thể đáp ứng tiêu chuẩn cho các khách thuê hàng đầu.
Báo cáo mới đây của Cushman & Wakefield cho thấy, có đến một nửa nguồn cung văn phòngkhu vực Châu Á Thái Bình Dương đang cần được nâng cấp. Trong đó, chỉ có 43% nguồn cung mới trên thị trường đạt được các chứng chỉ về chỉ số bền vững như LEED, Green Mark...; chỉ khoảng 28% nguồn cung có thể đáp ứng tiêu chuẩn cho các khách thuê hàng đầu.
Các báo cáo tương tự do Cushman & Wakefield phát hành gần đây cũng cho thấy 85% tòa nhà văn phòng ở Mỹ và 76% ở châu Âu có nguy cơ lỗi thời hoặc sẽ cần được nâng cấp để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố thúc đẩy nhu cầu các thị trường trên toàn cầu cũng khác nhau.
Ở Mỹ, tỷ lệ người lao động quay trở lại văn phòng thấp, tốc độ tăng trưởng việc làm nhân viên văn phòng yếu. Theo dự báo, các yếu tố này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa đến 1,1 tỷ feet vuông diện tích văn phòng Mỹ vào năm 2030. Nguy cơ văn phòng lỗi thời đang gia tăng trên toàn thế giới.
Châu Á Thái Bình Dương hiện đang được hưởng lợi từ sự gia tăng của lực lượng lao động văn phòng và dự báo GDP tốt hơn so với các khu vực khác, nhưng tất cả các chỉ số đều cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của khách thuê đối với nguồn cung chất lượng cao và trang bị tiện nghi tốt hơn.
Ở Châu Âu, từ năm 2019, hơn một nửa khách thuê đều có nhu cầu thuê văn phòng cao cấp; xu hướng tương tự dự kiến sẽ tiếp tục thúc đẩy sự cạnh tranh giữa những khách thuê cho khoảng 30% diện tích văn phòng cao cấp, được chứng nhận bền vững ở Châu Á Thái Bình Dương.
Theo các nghiên cứu, các yếu tố bao gồm tuổi trung bình của tài sản văn phòng, tỷ lệ phần trăm nguồn cung cao cấp trên tổng nguồn cung trên thị trường, tỷ lệ quay trở lại văn phòng của người lao động, chứng nhận bền vững và mật độ nhân viên khi đánh giá rủi ro lỗi thời đối với 10 thị trường chính trên khắp Châu Á Thái Bình Dương.
Với khoảng 15 triệu việc làm văn phòng mới sẽ được tạo ra vào năm 2030, tỷ lệ quay trở lại văn phòng cao cấp và các khu vực phát triển văn phòng trẻ hơn chính là các động lực tăng trưởng cho thị trường văn phòng ở Châu Á Thái Bình Dương. Những yếu tố trên sẽ giúp khu vực này chống lại một số thách thức kinh tế và nhân khẩu học đang gây khó cho các khu vực khác.
Sự thay đổi trong phong cách làm việc và sự ra đời của luật bền vững ở Mỹ và Châu Âu có thể sẽ làm nhà đầu tư ở Châu Á Thái Bình Dương phải “chạy nước rút” để có thể tái định vị (nâng cấp) hoặc tái sử dụng (tìm hướng sử dụng mới cho tài sản) tài sản để giữ tính cạnh tranh cho tài sản văn phòng.
Trong mọi trường hợp, việc đi trước hoặc ít nhất là theo kịp nhu cầu của khách thuê và tuân thủ luật phát triển bền vững ở mỗi thị trường là cần thiết để duy trì sức cạnh tranh. Để làm được điều này, chủ đầu tư có thể nâng cấp, cải tạo và hoàn chỉnh hồ sơ để đạt các chứng chỉ bền vững.
Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định, những năm gần đây, các đô thị lớn của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về đô thị hóa, tuy nhiên mật độ xây dựng của các dự án tòa nhà văn phòng, bán lẻ cũng như chung cư cao tầng đang “chen chúc” trên quỹ đất ngày càng co hẹp của khu vực trung tâm.
Hiện tượng này cũng làm tăng mật độ dân số tập trung ở một khu vực, dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, tỷ lệ mảng xanh so với đầu người giảm xuống mức thấp.
Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức thấp, chỉ từ 2-3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hợp quốc là 10m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 - 25 m2/người. Như vậy, tỷ lệ cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 - 1/10 của thế giới.
Không gian xanh công cộng sẽ bị thu hẹp hoặc mất đi hoàn toàn nếu chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc tận dụng tối đa quỹ đất để xây dựng dự án mà không thực sự quan tâm đến việc tạo không gian sống xanh kết nối giữa các tòa nhà và các tiện ích công cộng khác.
Các doanh nghiệp cần nhận ra việc giảm khí thải carbon vô cùng quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu, tuyển dụng và giữ chân nhân viên, đồng thời phục vụ khách hàng, cổ đông và các bên liên quan tốt hơn.
- ·Nếu cứ ăn thường xuyên những thực phẩm này ngày phải đi chạy thận không xa
- ·Hà Nội: Thành lập hội đồng thẩm định các công trình kiến trúc có giá trị
- ·Tập đoàn Lộc Trời (LTG) bị phạt, truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng
- ·Vi phạm về thuế, Nhà Đà Nẵng bị phạt và truy thu gần 1,7 tỷ đồng
- ·Hiểm họa khó lường từ những món đồ chơi bạo lực trước thềm Trung thu
- ·Đụng hàng cùng Đỗ Thị Hà, Ngân Khánh mất điểm vì lộ hết 'phụ tùng'
- ·Hà Nội dự kiến khung kế hoạch năm học 2023
- ·Đỗ Thị Hà lộ thân hình kém thon gọn trước thềm Chung kết Miss World
- ·Nam sinh tử nạn khi cứu 3 mẹ con thả cá chép: Cô giáo được cứu sống nói gì
- ·Làm gì để công nhân an cư, lạc nghiệp?
- ·Nghệ An: Liên tiếp bắt giữ 1.400 lọ thuốc và 800 bao thuốc lá lậu trong 1 ngày
- ·Thủy điện Sê San 4A (S4A) chi hơn 50 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2024
- ·Đề xuất giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm
- ·Phó thủ tướng Lê Minh Khái: Chậm chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ tụt hậu trong phát triển xanh
- ·PTT Vũ Đức Đam: Chuyển đổi số là cơ hội cho Việt Nam
- ·'Trái tim yêu thương' của Khánh Vân bị anti
- ·Việt Nam và Kazakhstan sớm đưa kim ngạch thương mại đạt 1,5 tỷ USD
- ·Lê Thảo Nhi thừa nhận điểm yếu của bản thân
- ·Cá hồi, cá tầm ở Sa Pa chết hàng tấn, người nuôi khóc ròng
- ·Giải 'Miss Grand lì xì' 2022 lại gọi tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên