【nhan dinh phat goc】TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
TPHCM phải biến mình thành trung tâm hội nhập,ồChíMinhQuyếttâmtrởthànhtrungtâmlogisticshàngđầukhuvựnhan dinh phat goc tài chính quốc tế TP Hồ Chí Minh ứng dụng nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh: Hướng xây dựng Trung tâm trung chuyển quốc tế |
Khu vực cảng Cát Lái sẽ có trung tâm logistics với diện tích 60-100 ha. Ảnh: T.H |
Chưa có trung tâm logistics quy mô lớn
Trong kế hoạch tổng thể phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do UBND TPHCM ban hành năm 2021, TPHCM đặt mục tiêu xây dựng 8 trung tâm logistics quy mô lớn được chia thành 3 nhóm.
Nhóm I gồm 3 trung tâm. Trong đó, năm 2021 hoàn tất đấu thầu mời gọi đầu tư Trung tâm logistics Khu Công nghệ cao trên diện tích 5-6 ha, năng lực thông qua hàng hóa giai đoạn 2021-2025 là 150.000 tấn; giai đoạn 2026- 2030 và sau 2030 là 300.000 tấn. Năm 2023, hoàn thành chuẩn bị đầu tư Trung tâm logistics Cát Lái giai đoạn 2021-2025 trên diện tích 60- 100 ha, năng lực thông qua hàng hóa 1,5 - 1,8 triệu TEU; giai đoạn sau nâng năng lực lên 3,1 triệu-3,5 triệu TEU. Cùng với đó, Trung tâm logistics Linh Trung sẽ kết nối với Khu chế xuất Linh Trung.
8 trung tâm logistics, bao gồm: Trung tâm logistics Cát Lái (TP Thủ Đức); Trung tâm logistics Linh Trung (TP Thủ Đức); Trung tâm logistics Long Bình (TP Thủ Đức); Trung tâm logistics Tân Kiên (Huyện Bình Chánh); Trung tâm logistics Hiệp Phước (Huyện Nhà Bè); Trung tâm logistics Củ Chi (Huyện Củ Chi); Cảng Cạn - Trung tâm logistics Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức); Trung tâm logistics Tân Hiệp (Huyện Hóc Môn). |
Nhóm II, phấn đấu hoàn thành chuẩn bị đầu tư 4 trung tâm logistics vào năm 2025.
Nhóm III có 3 trung tâm logistics hoàn thành chuẩn bị đầu tư vào năm 2030.
TPHCM phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành việc thiết lập bản đồ số logistics, khu dữ liệu tập trung và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ logistics. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai các trung tâm logistics của TPHCM đang bị chậm.
Ông Trần Anh Đức, Đồng trưởng nhóm Đầu tư & Thương mại của Liên minh diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), cho biết các cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài rất quan tâm đến thị trường logistics Việt Nam vì đây là trung tâm sản xuất của châu Á, nhu cầu nội địa cao. Tuy nhiên, tại đầu tàu kinh tế này, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu. Đường vào cảng Cát Lái, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây thường xuyên kẹt. Hiện nay, TPHCM cũng chưa có trung tâm logistics quy mô lớn.
Với vai trò trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung, TPHCM là nơi sản xuất, tiêu dùng một lượng lớn hàng hóa. Bên cạnh đó, thành phố có lợi thế về vị trí địa lý khi nằm giữa các trục giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây nên trở thành trung tâm lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu cho các tỉnh phía Nam. Vì vậy, nhu cầu sử dụng, kết nối dịch vụ logistics trong nội thành TPHCM và giữa TPHCM với các địa phương khác cũng như quốc tế là rất cao.
TS Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TPHCM nhìn nhận, thời gian qua Thành phố chưa phát huy được hết những tiềm năng này. Giao thương hàng hóa 2 chiều giữa Thành phố với các tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính do hoạt động logistics chủ yếu tập trung ở khâu vận chuyển hàng hóa tại cảng; trong đó, vận tải đường bộ vẫn là phương thức chính. Thế nhưng, đường bộ thường xuyên xảy ra kẹt xe, hệ thống hạ tầng chưa hoàn chỉnh và thiếu tính kết nối; đường hàng không và đường thủy chưa được đầu tư đúng mức…
Xây dựng 8 trung logistics lớn
Phó chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan nhận định, hạ tầng là khâu yếu nhưng đang được Chính phủ quan tâm và sắp tới sẽ mở rộng. Đặc biệt, TPHCM cũng đang có dự án lớn - Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. TPHCM đang kêu gọi đầu tư vào án này và các dự án hạ tầng giao thông thuỷ khác.
Để phát huy được tiềm năng của đô thị lớn nhất cả nước, UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch phát triển ngành logistics, nhằm nâng cao năng lực cảng biển và trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Theo kế hoạch này, TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực Đông Nam Á và có khả năng cạnh tranh quốc tế vào 2045.
Mục tiêu của TPHCM là đến năm 2030 phát triển logistics trở thành một ngành có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế trên cơ sở tận dụng tối đa các cơ hội đón đầu các chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy hình thành các chuỗi cung ứng xanh, hiện đại và từng bước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển mạng lưới kết nối.
Các đề án, dự án sẽ được triển khai mạnh mẽ nhằm đưa thành phố trở thành trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, trong đó tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng logistics và cảng biển đồng bộ, hiện đại, tăng cường kết nối các trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại dịch vụ, phân phối của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Mục tiêu tới năm 2045, logistics trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 12% vào GRDP, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 10 - 12% mỗi năm cho Thành phố. Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics sẽ vượt 70%, góp phần giảm tỷ lệ chi phí logistics của cả nước xuống còn 10 - 12%. Từ đó, Thành phố kỳ vọng đạt thứ hạng 30 trên thế giới về hiệu quả logistics, biến TPHCM thành Trung tâm cung ứng dịch vụ logistics tầm cỡ châu Á và thế giới.
Để thực hiện mục tiêu này, UBND TPHCM đã lên kế hoạch, trong đó tập trung chuyển đổi, áp dụng logistics xanh trong chuỗi cung ứng giúp vận chuyển hàng hóa hiệu quả mà vẫn giảm thiểu khí thải, ô nhiễm, thân thiện môi trường.
Đồng thời xem đây là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển, hội nhập, giúp các doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, ưu tiên triển khai các dự án ứng dụng công nghệ 4.0, công nghệ kỹ thuật cao, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đề nghị sớm có chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn
- ·Bắt kẻ gửi 'quà' gây nổ khiến 2 người bị thương ở Sài Gòn
- ·Tạo môi trường quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử ổn định, minh bạch
- ·Gây án mạng từ việc cự cãi không chịu mua rượu nhậu tiếp
- ·Nổ mìn nhà nữ giáo viên gây chấn động cả khu dân cư
- ·Bồi thường gần 1 tỉ đồng cho ba người đi tè bị quy tội cướp
- ·Nữ sinh giao gà bị sát hại: Phát hiện máu nạn nhân trên thùng ô tô
- ·Đề xuất sửa đổi quy định miễn lệ phí trước bạ đối với một số trường hợp
- ·Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid
- ·Khởi tố 2 phó giám đốc Sở GD
- ·Thủ tướng Campuchia kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư vào Campuchia
- ·Gần 100 nam thanh nữ tú 'bay lắc' trong quán bar ở Cà Mau
- ·Sabeco trốn tránh trách nhiệm vụ chai bia có 1/4
- ·Tin pháp luật số 120: Rúng động những vụ giết người phi tang xác
- ·9 tháng, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước cao gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng chung
- ·Bắt giữ 4 thanh niên cưỡng dâm bé gái 15 tuổi
- ·Cảnh sát đột kích trường gà, hàng chục con bạc chạy tán loạn
- ·Thông tin đơn hàng giao dịch qua thương mại điện tử cần thiết để quản lý hải quan
- ·Hà Nội di chuyển 96 cây hoa sữa lên khu bãi rác Nam Sơn
- ·Vụ giết người ở Long An: Trộm đột nhập, làm gì để phòng vệ?