【volendam đấu với psv】Thị trường chứng khoán 2017 tăng trưởng vượt bậc
Các chỉ tiêu tăng trưởng mạnh
Theịtrườngchứngkhoántăngtrưởngvượtbậvolendam đấu với psvo bà Vũ Thị Trân Phương, Phó Chủ tịch UBCKNN, năm 2017 thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng cao nhất trong khu vực châu Á và được đánh giá là điểm sáng thu hút dòng vốn gián tiếp so với các nước trong khu vực.
Quy mô thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm qua có sự phát triển vượt bậc. Theo đó, quy mô vốn hóa đạt 3,5 triệu tỷ đồng (tăng 80,5% so với năm 2016), tương ứng với 70,2% GDP của năm 2017, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2020. Thanh khoản của thị trường tăng 66% từ mức 3 nghìn tỷ đồng/phiên năm 2016 lên mức 5 nghìn tỷ đồng/phiên năm 2017. Chỉ số VN-Index tăng tương ứng là 46% và 48%, đạt mức cao nhất gần 10 năm trở lại đây.
Trong những ngày đầu năm 2018, quy mô vốn hóa tiếp tục tăng thêm 10%, đạt gần 3,8 triệu tỷ đồng, tương đương 77,3% GDP. Thanh khoản bình quân phiên đạt 9,6 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với bình quân cả năm 2017 và tăng 46% so với bình quân phiên quý IV/2017.
Đặc biệt, dòng vốn nước ngoài đạt mức cao nhất 10 năm qua, với tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) trên TTCK đạt 46,7 nghìn tỷ đồng, giá trị danh mục của NĐTNN đạt mức cao nhất từ trước đến nay (tăng 90% so với cuối năm 2016).
Tính đến cuối năm 2017, NĐTNN mua ròng trên tất cả các sàn giao dịch với giá trị 28.000 tỷ đồng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và 18,7 ngàn tỷ đồng trái phiếu.
Ngoài ra, theo thống kê mới nhất, nhà đầu tư nước ngoài cũng tiếp tục mua ròng trong tất cả các phiên giao dịch của tháng 1/2018 với tổng giá trị mua ròng đạt 7,2 ngàn tỷ đồng.
Năm qua, tổng mức huy động trên TTCK đạt gần 245 nghìn tỷ đồng, trong đó đấu thầu trái phiếu Chính phủ đạt hơn 194,3 nghìn tỷ đồng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 47,9 nghìn tỷ đồng và đấu giá cổ phần hóa qua 2 sở đạt hơn 2,7 nghìn tỷ đồng.
Về hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn, trong năm 2017, 2 Sở GDCK đã tổ chức 74 phiên đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn với tổng giá trị đạt 125,4 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thành công đạt 52,4%... Như vậy tổng giá trị thu được đã gấp 5,4 lần so với năm 2016.
Cũng theo bà Phương, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY) 9 tháng đầu năm 2017 có sự cải thiện đáng kể, tổng lợi nhuận 9 tháng so với cùng kỳ tăng 23%, mức cao nhất trong vòng 7 năm qua; doanh thu tăng 18%, lợi nhuận tăng 23%; tổng giá trị lỗ cũng giảm mạnh so với cùng kỳ (giảm 69%).
Báo cáo về thị trường trái phiếu Chính phủ (TTTPCP), bà Phương cho biết, năm 2017, TTTP đã có sự cải tiến tích cực so với các năm trước. Tính đến 29/12/2017, đã huy động được hơn 194,3 nghìn tỷ đồng, trong đó KBNN huy động được hơn 160 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 94,5% kế hoạch năm.
Tính đến cuối năm 2017, dư nợ TPCP niêm yết đạt 997,5% nghìn tỷ đồng, tăng 7,2% so với cuối năm 2016 (tương đương 20% GDP). Mặc dù quy mô thị trường chỉ tăng nhẹ, song thanh khoản thị trường tăng khá mạnh. Giá trị giao dịch bình quân đạt gần 9 nghìn tỷ đồng/phiên, tăng 42% so với năm 2016, trong đó giao dịch repo tăng 84% và chiếm 49% tổng giao dịch toàn TTTPCP.
Cũng theo bà Phương, sau gần 5 tháng đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) có sự tăng trưởng cả về khối lượng hợp đồng, giá trị giao dịch và số lượng tài khoản. Tổng khối lượng giao dịch nghĩa hợp đồng đạt 1.106.353 hợp đồng tương ứng với tổng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng, đạt 96.298 tỷ đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 10.954 hợp đồng/ngày và giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 953,44 tỷ đồng/phiên. Bình quân phiên mỗi tháng tăng 49% về khối lượng hợp đồng và 58% về giá trị giao dịch.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư liên tục tăng. Đến cuối năm 2017 đã có hơn 17.000 tài khoản giao dịch CKPS được mở, gấp gần 3 lần so với cuối tháng 8/2017.
Tăng cường thanh tra, giám sát xử lý vi phạm
Bên cạnh những kết quả tích cực, TTCK vẫn còn một số vấn đề cần tháo gỡ để thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Chẳng hạn như: Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm còn khó khăn, trong khi các hành vi vi phạm diễn ra tinh vi, phức tạp. Trong thời gian qua, UBCKNN đã ban hành khoảng 349 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Số trường hợp bị xử lý vi phạm đã tăng gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2016. Đồng thời, UBCKNN lần đầu tiên từ chối chấp thuận báo cáo tài chính năm 2016 đã được kiểm toán của 15 doanh nghiệp đại chúng và đình chỉ tư cách kiểm toán viên được chấp thuận.
Tuy nhiên việc kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm về thao túng, nội gián vẫn còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn do UBCKN không có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan, đối tượng, cá nhân cung cấp thông tin (về dòng tiền, thông tin liên quan đến đối tượng nghi vấn), triệu tập đối tượng liên quan lên làm việc.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhấn mạnh: Năm qua TTCK huy động vốn rất tốt, góp phần cơ cấu lại nợ công, huy động đảm bảo nguồn lực tài chính ngân sách. Các DN cổ phần hòa, thoái vốn với giá trị thu về cho Nhà nước cao hơn so với những năm trước đây. Từ đó TTCK đã tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, đảm bảo yếu tố cân đối vĩ mô, trong đó là chính sách tài khóa, tiền tệ giúp phát triển đất nước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng trong năm qua vẫn tồn tại một số vấn đề cần hoàn thiện. Vừa qua UBCKNN đã tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc, đúng việc đúng người, điều đó cho thấy sự tuân thủ quy định của thành viên thị trường chưa cao. Nghị định về hình thành định mức tổ chức tín nhiệm đã ban hành từ lâu, nhưng đến giờ mới có 1 DN đăng ký hoạt động.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, dù có nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Tài chính về việc phát triển quỹ hưu trí tự nguyện, nhưng đến nay chưa có quỹ nào được ban hành; Công ty quản lý quỹ thì không có quỹ, chỉ quản lý danh mục đầu tư; nhiều Công ty chứng khoán dù rút giấy phép hoạt động nhưng chưa triệt để…
Trong thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu cần xây dưng Luật Chứng khoán sửa đổi để thay thế Luật Chứng khoán hiện nay (trình Quốc hội vào tháng 11 này); Phải phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa các DNNN, theo đó là các cơ chế thoái vốn tại DN, làm sao TTCK thực sự trở thành thị trường thúc đẩy cơ cấu nền kinh tế, đi theo đó là cơ chế quản trị điều hành, quản trị rủi ro.
“Ngoài việc tạo cơ hội phát triển thị trường, cần tăng cường công tác thanh tra, quản lý để đảm bảo thành viên thị trường tuân thủ pháp luật cao, đảm bảo thị trường minh bạch, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài…” – Thứ trưởng Trần Xuân Hà nói.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đá Tâm Nguyện
- ·Ra mắt linh vật giải bóng đá nữ EURO 2025
- ·Thành viên Gumball quyên góp khoảng 25.000 USD hỗ trợ khắc phục thiên tai
- ·Thỏa thuận ngừng bắn tại miền Đông Ukraine vẫn ở trên giấy tờ
- ·Hà Nội bảo đảm cung ứng điện mùa Hè 2024, tiết kiệm năng lượng 1,8%
- ·Cuối tháng 6, đầu tháng 7 có thể bay Mỹ tiêm vắc
- ·Cuộc chạy đua nước rút
- ·Ấn Độ và Mỹ thông qua hai dự án quốc phòng mang tính đột phá
- ·Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đường bộ
- ·Champions League 2024
- ·Các tỉnh thành phố khẩn trương ứng phó với áp thấp nhiệt đới giật cấp 8
- ·Kinh tế Mỹ giành lại vị trí “đầu tàu” của nền kinh tế toàn cầu
- ·Paralympic 2024: Jonnie Peacock
- ·Bắt giữ hàng trăm chiếc nhẫn của Nhà nước Hồi giáo IS
- ·Doanh nghiệp cố gắng hoàn thành kế hoạch kinh doanh
- ·Nghị sỹ Mỹ yêu cầu có chiến lược đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
- ·Hơn 9.000 vận động viên tham gia Giải Marathon quốc tế Di sản Cần Thơ
- ·Tội phạm nước ngoài qua đường du lịch tăng
- ·Công bố báo cáo hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2023
- ·Chuyện bất thường ở Man City