【bảng xếp hạng tây ban nha la liga】Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
Hải quan Việt Nam tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá Cần phát hiện,àmmớivàkhơithôngcácđộnglựcchotăngtrưởbảng xếp hạng tây ban nha la liga khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới |
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài. Ảnh: SAMCO |
Nhiều dự báo hạ tăng trưởng GDP
Đánh giá về mức tăng trưởng GDP cả năm 2023, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường Chính sách công và quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, việc đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% năm 2023 là vô cùng khó khăn, khi hai quý cuối năm phải tăng đến 9% so với cùng kỳ. Theo ông Thành, cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng nội địa, đầu tư công và xuất khẩu đều không theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn.
Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công: Gỡ các nút thắt thị trường
Cần gỡ các nút thắt để phát triển các thị trường như thị trường tín dụng, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng thị trường, khai thác các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Cùng với năng lực nội sinh và động lực phát triển, cũng cần phát huy sức mạnh ngoại sinh. Theo đó, tranh thủ cơ hội để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực FDI, tận dụng cơ hội từ bối cảnh của thế giới khi đang có sự thay đổi trật tự chuỗi cung ứng, có sự dịch chuyển về dòng vốn, công nghệ và xu thế phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đang tạo cơ hội cho những nước đi sau như Việt Nam. Do đó, cần kịp thời có chính sách để nắm bắt được các dòng vốn FDI, tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển doanh nghiệp bản địa. TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Thể chế là “chìa khóa” mở đường
Điểm tích cực là Việt Nam đã có những nền tảng cho “đổi mới tư duy”. Theo đó, trong hơn hai năm qua, Quốc hội đã đồng hành, tháo gỡ không ít rào cản về mặt thể chế, chính sách cho hoạt động cải cách và điều hành của Chính phủ. Các quy hoạch được phê duyệt đã lồng ghép những tư duy mới, gắn với phát triển kinh tế đô thị, liên kết vùng,… Tư duy xây dựng cơ chế thử nghiệm cho một số lĩnh vực (fintech, kinh tế tuần hoàn), cơ chế đặc thù cho vùng, địa phương đã được cân nhắc tích cực hơn nhằm tạo không gian cho các lĩnh vực, địa phương sớm phục hồi, chuyển đổi và phát triển. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã được tư duy trong quan hệ tương hỗ với nhau, và đều ưu tiên thực hiện khẩn trương, ngay trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế. Để những tư duy ấy trở nên sâu sắc hơn đòi hỏi phải có đánh giá thấu đáo, toàn diện về nội lực của nền kinh tế. Nội lực ấy không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ. Trong đó, thể chế chính là một nguồn lực, thậm chí là “chìa khóa mở đường”. Tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, nếu xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách so với mức trung bình của OECD về các rào cản thương mại và đầu tư, Việt Nam có thể tăng GDP bình quân đầu người thêm 1% sau 1 năm, và 7,3% sau 10 năm tiến hành cải cách (so với kịch bản không cải cách)... Xuân Thảo(ghi) |
Ông Nguyễn Xuân Thành dự báo tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt khoảng 5,5-5,9% nếu giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch Thủ tướng giao. Còn theo ông Alexander BÖHMER, Trưởng Ban Hợp tác và Quan hệ toàn cầu, Khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Pháp cho biết, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay dự báo gặp khó khăn nên hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống 4,9%, dự kiến tăng lên 5,9% vào năm 2024.
Cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023, ông Sebastian Eckardt, Giám đốc khối nghiệp vụ kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư - khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm rõ rệt so với năm ngoái, nguyên nhân một phần do xung đột Nga-Ukraine hay chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tác động bên ngoài vì xuất khẩu của Việt Nam chiếm 50%. Vì vậy, dù sự suy giảm trên toàn thế giới không còn sâu sắc và có dấu hiệu khởi sắc hơn, nhưng những tác động này vẫn tác động tới Việt Nam, làm hạn chế tốc độ tăng trưởng. Trước thực trạng trên, ông Sebastian Eckardt đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 4,7%.
Trước đó, các tổ chức quốc tế cũng đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay. Như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo GDP Việt Nam năm 2023 xuống 5,8% từ mức 6,5% đưa ra trước đó. Tương tự, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng UOB cũng đều hạ tăng trưởng Việt Nam năm nay 0,8-1,1% so với dự báo hồi đầu năm, lần lượt 4,7% và 5,2% do những áp lực lớn từ tổng cầu bên ngoài giảm mạnh, tác động đến xuất khẩu. Mới nhất, ngân hàng Standard Chartered dự báo giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.
"Thông mạch" để giải phóng các nguồn lực
Phân tích cụ thể hơn về các chính sách tài khoá linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, thời gian qua trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế, tài chính của thế giới và khu vực, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ, chúng ta đã thực hiện được nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, nới lỏng, có trọng tâm, trọng điểm... Cụ thể, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong những năm qua ở mức lớn chưa từng có, chiếm khoảng 8,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng quy mô kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí và các khoản thu ngân sách. Riêng từ năm 2021 đến nay, tổng số miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí… lên đến 530.000 tỷ đồng. Năm 2023, tổng số thuế, phí được miễn, giãn, giảm ước khoảng 200.000 tỷ đồng, đến nay, đã thực hiện trên 130.000 tỷ đồng.
“Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, để từ đó chúng ta có thể có những điều chỉnh chính sách tài khóa cho phù hợp, đảm bảo giải quyết các khó khăn cho cho nền kinh tế, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro, khó khăn thì chia sẻ giữa nhà nước và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết thêm.
Bên cạnh việc triển khai có hiệu quả các chính sách tài khóa, các chính sách hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, cần hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin – cho”; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường “đầu vào”, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường (cạnh tranh). Các thị trường đầu vào càng đồng bộ, hiệu quả phát triển càng cao.
Cũng theo PGS.TS Trần Đình Thiên, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển. Để giải quyết nhiệm vụ đó, đđịnh hướng ưu tiên được nhằm vào chính là phát triển đúng hướng và đúng cách các thị trường; xây dựng một bộ máy quản trị và điều hành phát triển thông minh, biết dựa vào thị trường và có trách nhiệm.
Còn theo TS.Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã được dẫn dắt bởi 3 động lực tăng trưởng trong 30 năm qua, hiện nay 3 động lực tăng trưởng cần có sự phát triển đột phá để đạt được mục tiêu phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Việc phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ là hình chữ U và đáy rất dài, đây là thách thức rất lớn, ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên chúng ta vẫn có cơ hội trong chuyển dịch các chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực đối tác công tư trong các dự án phát triển công nghiệp, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đối tác công tư, hoàn thiện Luật Phát triển công nghiêp trình Quốc hội trong thời gian tới; cần có Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất lao động và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.
Ngoài những động lực tăng trưởng cũ, các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều động lực tăng trưởng mới trong trung và dài hạn. Đó là xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số; tăng năng suất các yếu tố tổng hợp; sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân; đẩy mạnh cải cách thể chế; chuyển đổi sang tăng trưởng xanh và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh liên kết vùng - thúc đẩy vai trò của các đầu tàu kinh tế - xã hội. Để khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.
Hai nhóm giải pháp lấy lại đà tăng trưởng GDP
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, kinh tế Việt Nam đang ở trên đà tăng trưởng nhanh nhưng những tác động từ bên ngoài và hạn chế nội tại đã và đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngay cả khi kinh tế thế giới sớm phục hồi và khai thác được các động lực tăng trưởng mới thì tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 chỉ đạt từ 6-6,5%. Xin ông cho biết những đánh giá của mình về tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua? Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, bất định từ năm 2020 đến hết 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế có khả năng chống chịu ở mức trung bình - khá, là một trong số ít các nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương năm 2020-2021, phục hồi ấn tượng trong năm 2022, tiếp tục là điểm đến đầu tư, du lịch, giao thương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại từ đầu năm 2023 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề nội tại bộc lộ, song Việt Nam đang dần lấy lại đà phục hồi và kỳ vọng sáng sủa hơn trong 2 năm tới. Trong 8 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động tiêu cực từ bối cảnh kinh tế thế giới cũng như một số vấn đề nội tại. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 3,72% trong 6 tháng đầu năm và đang phục hồi tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước và quý sau cao hơn quý trước. Các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, lãi suất giảm, tỷ giá khá ổn định trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách thức ở cả trong và ngoài nước. Trước những khó khăn đến từ cả trong và ngoài nước, ông dự báo như thế nào về mức tăng trưởng của cả năm 2023 và trong giai đoạn tiếp theo? Qua phân tích cho thấy, đóng góp vào tăng trưởng từ các khu vực kinh tế đến hết năm 2023 được dự báo như sau: lĩnh vực nông - lâm - thủy sản luôn tăng trưởng tương đối ổn định và đóng góp khoảng 0,35-0,45% vào tăng trưởng GDP chung, nhưng năm 2023, lĩnh vực này là bệ đỡ và có mức đóng góp cao hơn (khoảng 0,5-0,6%) vào tăng trưởng GDP cả năm. Đóng góp vào tăng trưởng của lĩnh vực khai khoáng dự báo giảm còn 0,14% do giá dầu giảm (khoảng 15%) năm 2023. Với tăng trưởng thương mại thế giới dự báo giảm (chỉ tăng khoảng 1-1,6% so với mức tăng 4% năm 2022), dẫn đến đóng góp vào tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2023 dự báo giảm còn 1,2-1,6%... Như vậy, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2-5,5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4-4,5%. Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TPHCM) tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%. Trong giai đoạn tới (2024-2025), theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiếm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6,5% năm 2025. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn. Vậy theo ông chúng ta cần triển khai các giải pháp nào để lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt ra? Kinh tế Việt Nam đang ở trên đà tăng trưởng nhanh nhưng những tác động từ bên ngoài và hạn chế nội tại đã và đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững hơn. Trong thời gian tới, muốn lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, cho cả trước mắt và lâu dài. So sánh với nhiệm kỳ trước (2016-2020), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm, lạm phát trung bình 3,15%/năm; nhiệm kỳ này (2021-2025), nếu chúng ta không có những giải pháp bứt tốc, những động lực tăng trưởng mới, thì chúng tôi dự báo chỉ đạt được tăng trưởng trung bình khoảng 5,7%/năm và như vậy sẽ khó đạt được mục tiêu 6,5%/năm như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt ra Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng tôi kiến nghị 2 nhóm giải pháp chính. Thứ nhấtlà nhóm giải pháp củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu. Theo đó, cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP; đẩy mạnh triển khai Chương trình phục hồi 2022-2023, các Chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó cần chú trọng các động lực tăng trưởng hiện hữu bao gồm: đẩy mạnh giải ngân đầu tư công bởi theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, nếu giải ngân được 95% tổng vốn 713 nghìn tỷ đồng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư Nhà nước tăng 30%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,2% và đóng góp 2% vào tăng trưởng GDP năm 2023; kích cầu tiêu dùng nội địa, theo tính toán của Nhóm Nghiên cứu, tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá) tăng thêm 1% sẽ giúp GDP tăng thêm 0,2%; quan tâm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế, nhất là Hà Nội và TPHCM, qua đó thúc đẩy liên kết vùng… Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác đã ban hành (như nêu trên) cũng như chính sách hoàn thuế GTGT… Thứ hailà nhóm giải pháp phát huy, khai thác động lực tăng trưởng mới. Cụ thể, để phát huy, khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tài chính, tín dụng, đấu thầu…), bao gồm cả tháo gỡ rào cản, chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách; quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… Bên cạnh việc củng cố những động lực tăng trưởng hiện hữu (truyền thống) như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, việc phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là các động lực như: kinh tế số, năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, tăng trưởng xanh gắn với chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xin cảm ơn ông! Xuân Thảo(ghi) |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vi phạm hành chính lĩnh vực hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng
- ·Voters to choose 500 out of 868 candidates for 15th NA
- ·National Assembly election 2021: All you need to know
- ·Vietnamese show stronger interest in legislative body: UNDP representative
- ·Nhân dân kỳ vọng Đại hội XIII có được một Báo cáo chính trị xứng tầm
- ·Việt Nam calls for promoting political process in Libya
- ·State leaders inspect election preparations and meet voters
- ·Agent Orange victims association backs Trần Tố Nga’s appeal against French court’s ruling
- ·Độc chiêu đào tạo lái xe cấp tốc 'bao đậu lý thuyết và đậu 100%'
- ·PM orders highest efforts to ensure success of general elections
- ·Nữ đại gia vừa lái xe sang vừa rải hơn 300 triệu đồng xuống đường gây xôn xao
- ·PM wants stronger cooperation with Japan
- ·Ministries, agencies prepare to hold elections amid pandemic
- ·Việt Nam calls for promoting political process in Libya
- ·TS. Vũ Viết Ngoạn: Phải vượt qua ‘bẫy thu nhập trung bình’ để bứt phá kinh tế Việt Nam
- ·President Phúc hosts Việt Nam Buddhist Sangha leaders
- ·More than 69 million eligible voters to go to the polls on May 23
- ·Urban governance to be piloted in Hà Nội
- ·Dông lốc, mưa đá tại một số tỉnh miền núi phía Bắc khiến 1 người thiệt mạng
- ·Success as UNSC President the result of careful preparation: diplomat