【kết quả nauy】Đắk Lắk công bố xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc theo đường chính ngạch
Câu chuyện xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp,ĐắkLắkcôngbốxuấtkhẩuchuyếnhàngsầuriêngđầutiênsangTrungQuốctheođườngchínhngạkết quả nauy người dân |
Chiều 17/9, tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra “Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sẩu riêng đầu tiên theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc”.
Tham dự có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk; các tỉnh bạn; các cơ quan ngoại giao, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng cho biết, ngoài thế mạnh về phát triển các loại cây công nghiệp thì trong những năm gần đây các loại cây ăn quả liên tục tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng, nhất là cây sầu riêng.
Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có 150.000ha sầu riêng, với sản lượng hàng năm khoảng 170.000 tấn. Đến năm 2030, năng suất sầu riêng của Đắk Lắk dự kiến sẽ lên đến 300.000 tấn/năm.
Đến nay, trái sầu riêng của Việt Nam chính thức được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước được ký kết, cùng với danh sách 51 mã số vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phê duyệt.
Trong đó, Đắk Lắk có 23 mã vùng trồng và 4 mã cơ sở đóng gói và những chuyến xe sầu riêng đầu tiên, toàn bộ đều từ các nhà vườn Đắk Lắk sẽ được xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, đây cũng là thách thức không nhỏ vì các nội dung của Nghị định thư thực chất là các yêu cầu kỹ thuật buộc bên sản xuất, đóng gói và xuất khẩu phải tuân thủ. Việc tổ chức Lễ công bố xuất khẩu chuyến hàng sẩu riêng đầu tiên theo Nghị định thư là minh chứng cho chất lượng sản phẩm sầu riêng của Việt Nam đã được nâng cao.
Các đại biểu cắt băng khai trương chuyển hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc theo đường chính ngạch |
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan gửi lời chúc mừng và chia sẻ niềm vui cùng các địa phương, người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng trên cả nước, đồng thời cho biết việc sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là kết quả của nỗ lực đàm phán suốt thời gian dài của các cơ quan chuyên môn giữa hai bên và sự đồng hành kiên trì của cộng đồng những người sản xuất và xuất khẩu sầu riêng Việt Nam.
Sự kiện xuất khẩu chính ngạch sầu riêng đầu tiên được tổ chức tại Đắk Lắk ghi dấu những trái sầu riêng ngon lành của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch, bắt đầu hành trình tự tin chinh phục người tiêu dùng tại thị trường lớn nhất thế giới. Và không chỉ là niềm tự hào của người trồng sầu riêng Đắk Lắk mà còn là niềm vui chung của người dân vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Để có được những lô sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch ngày hôm nay, các vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng đã phải chuẩn bị sẵn sàng và trải qua rất nhiều khâu kiểm tra của cơ quan chuyên môn hai nước, đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát sinh vật gây hại, an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; thực hiện đúng quy cách về đóng gói, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chính xác.
Tại Đắk Lắk có 5 doanh nghiệp tham gia rong chuyến hàng xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc. Mỗi doanh nghiệp vận chuyển từ 1-2 container xuất khẩu. |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhắc nhở, lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, không phải đích đến cuối cùng, mà chỉ là những bước bắt đầu cho hành trình phát triển ngành hàng sầu riêng chuyên nghiệp, minh bạch, trách nhiệm, với tất cả các khâu, các quy trình đều được chuẩn hoá.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh quy định nghiêm ngặt trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Do đó, từ người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, cho đến các cơ quan chức năng ở địa phương và Trung ương cần tránh tâm lý nóng vội, chủ quan.
Đồng thời Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Nông dân, doanh nghiệp, địa phương có vùng trồng và cơ quan quản lý nhà nước cần chung tay để xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt Nam trở nên nổi bật trên thị trường quốc tế; đồng thời có ý thức tạo dựng và giữ gìn hình ảnh một nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm đối với người tiêu dùng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Khai giảng Lớp sơ cấp Giám đốc hợp tác xã năm 2023
- ·Thành phố Zurich của Thụy Sĩ được xếp hạng toàn diện nhất thế giới
- ·Ngân hàng Thế giới xem xét huy động các nguồn lực chống dịch nCoV
- ·Đời lắm tiếng cười nhiều nước mắt của nghệ sĩ Trà My
- ·Vai trò khu vực FDI và thực trạng một số ngành công nghiệp Việt
- ·Đà Nẵng tiếp nhận hơn 60 hiện vật quý hiếm
- ·Pantech giới thiệu máy tính bảng không thấm nước
- ·Thời tiết đêm 17/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm trời rét
- ·TP.HCM: Phát hiện hàng trăm loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng sắp đến tay người tiêu dùng
- ·Rà soát bộ chỉ số trên sàn Hà Nội
- ·Lễ hội về ngành sâm, dược liệu với quy mô quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM
- ·Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được đầu tư 50 triệu USD phát triển các ngành mũi nhọn
- ·Từ chiều và đêm, mưa dông mở rộng ảnh hưởng tới Bắc Bộ
- ·Nhà đầu tư ngoại gom hàng, nội bán tháo
- ·Nhiều mặt hàng 'nhóm tỷ USD' đi xuống, xuất khẩu khối FDI giảm 6,6%
- ·Cần Thơ đầu tư hơn 12.600 tỷ đồng xây 5 khu đô thị mới
- ·Chuyện của 'vua áp phích'
- ·Dập tắt vụ cháy tại một nhà hàng ở Bắc Ninh
- ·Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ việc uống nước ép trái cây, rau củ tươi
- ·Bình Định: Liên tiếp xảy ra tình trạng kẹt xe trên đèo An Khê do mưa lớn