【thứ hạng của lech poznań】Luật Kinh doanh bảo hiểm: Những băn khoăn đã được tháo gỡ
Bảo đảm phát triển thị trường bảo hiểm bền vững
Nhận xét chung về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi),ậtKinhdoanhbảohiểmNhữngbănkhoănđãđượctháogỡthứ hạng của lech poznań Chủ tịch Quốc hội cho biết, lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động vào cuộc từ rất sớm, quá trình góp ý tiếp thu qua nhiều vòng.
Bộ Tài chính cũng đã giải trình, tiếp thu rất chi tiết nhiều ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, chất lượng dự án luật trình Quốc hội lần này đã được nâng lên, nội dung tiếp thu rất nhiều, nội dung còn ý kiến khác nhau không nhiều.
Theo Chủ tịch Quốc hội, trước đây, khi dự luật mới được đưa ra thì các doanh nghiệp nước ngoài, các hiệp hội kinh doanh băn khoăn, lo ngại về nhiều vấn đề nhưng “đến nay, đều đã được tháo gỡ”.
Chủ tịch Quốc hội: Những băn khoăn đều được tháo gỡ. Ảnh: TL. |
Các quy định trong dự thảo luật đã tiệm cận thông lệ tốt của quốc tế, bảo đảm phát triển thị trường bảo hiểm bền vững, đáp ứng yêu cầu. Tuy về kỹ thuật thì vẫn còn phải xử lý thêm, nhưng Chủ tịch Quốc hội cho biết vừa qua đã tiếp, đối thoại trực tuyến với lãnh đạo của các tập đoàn lớn của thế giới, của Hoa Kỳ đã không còn băn khoăn về những vấn đề mang tính chất quan điểm, định hướng, các nội dung cốt lõi của dự luật nữa.
Phát biểu thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành đã ban hành được 20 năm. Việc sửa đổi luật lần này nhằm tháo gỡ các vướng mắc, các quy định không còn phù hợp với thực tiễn phát triển và thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Dư địa phát triển của thị trường bảo hiểm nước ta còn rất lớn. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bảo hiểm cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Mặt khác, bảo hiểm là loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao và ngày càng hiện đại. Chủ trương, mong muốn của chúng ta là tốc độ tăng trưởng của các loại hình dịch vụ phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP và đặc biệt chú trọng vào các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistic, khoa học, công nghệ... Các văn kiện Đại hội Đảng đều nhấn mạnh tinh thần này”.
Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị dự thảo luật phải đáp ứng các yêu cầu này. Về tổng thể, với quá trình chuẩn bị vừa qua, trên cơ sở thảo luận của Quốc hội tại kỳ họp này và tiếp thu tối đa, nghiêm túc, thì dự luật trình Quốc hội tại kỳ họp tới sẽ đáp ứng được tối đa yêu cầu đặt ra.
“Cá nhân tôi và trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng khá an tâm về dự luật này”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Bảo hiểm nông nghiệp, khó nhưng không thể không làm
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ một số nội dung cần tiếp tục rà soát để nâng cao hơn nữa chất lượng dự thảo luật.
Đó là, cần tiếp tục rà soát các quy định về lĩnh vực bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm để bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm kể cả bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm vi mô…
Về bảo hiểm phi nhân thọ, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần hết sức quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Báo cáo giải trình của Chính phủ đã tiếp thu ý kiến của Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nội dung này nhưng phải “gia công” nhiều hơn nữa. Đặc thù nước ta bị ảnh hưởng rất nặng nề của thiên tai, mưa lũ, dịch bệnh khiến lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp bị thiệt hại rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay mới chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và hoạt động trợ giúp, thiện nguyện của xã hội còn việc bù đắp thiệt hại qua bảo hiểm còn rất ít, thậm chí bảo hiểm ngư nghiệp, lâm nghiệp hiện chưa có, bảo hiểm cây trồng vật nuôi cũng mới đang thí điểm.
Để tính toán được phí bảo hiểm trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp là rất khó nhưng Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là “không thể không làm”. Về lâu dài, phải hướng đến việc bù đắp thiệt hại của các lĩnh vực này bằng bảo hiểm để người nông dân yên tâm hơn, có bệ đỡ để khôi phục sản xuất khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
“Đương nhiên, trong dự án luật này thì không thể quy định được hết nhưng phải có quy định những vấn đề căn bản nhất để Chính phủ tiếp tục hoàn thiện Nghị định hướng dẫn về bảo hiểm nông nghiệp. Hiện nay chúng ta có nghị định này rồi nhưng chưa đi vào cuộc sống, phải tổng kết, đánh giá để đúc kết những nội dung nào có thể thể chế hóa, pháp điển hóa trong dự thảo luật này”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Về bảo hiểm vi mô, Chủ tịch Quốc hội cho biết đã có ý kiến tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo cũng đã tiếp thu nhưng cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Trong đó, cần tiếp tục nghiên cứu Chiến lược tài chính toàn diện để thể chế hóa bảo hiểm vi mô trong dự án luật này, bởi Chiến lược tài chính toàn diện là do Ngân hàng Nhà nước xây dựng nhưng bảo hiểm vi mô lại thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.
“Bảo hiểm vi mô đến được với người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người yếu thế thì rất tốt nên cần tổng kết, đánh giá cả việc thực hiện hình thức bảo hiểm vi mô do các tổ chức chính trị xã hội thực hiện thời gian qua, nhất là do Mặt trận Tổ quốc và Hội phụ nữ thực hiện để quy định cụ thể hơn về bảo hiểm vi mô trên cơ sở chiến lược tài chính toàn diện”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Các quy định về hợp đồng bảo hiểm cũng phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện theo hướng bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả người cung cấp dịch vụ và người mua bảo hiểm, phù hợp với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Chủ tịch Quốc hội cũng quan tâm đến các quy định về doanh nghiệp bảo hiểm và quản trị doanh nghiệp bảo hiểm. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần phải đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện Đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà cần nâng chuẩn hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, không chấp nhận các doanh nghiệp kinh doanh dưới chuẩn (cả về vốn, quản trị…)./.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xem xét quyết định lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
- ·Ông Lê Minh Trí tiếp tục đề nghị sửa Luật Hình sự, tăng phạt tiền, giảm phạt tù
- ·Đã yêu cầu rà soát, xác minh nội dung tranh chấp
- ·Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ủng hộ TP.HCM lập Sở An toàn thực phẩm
- ·Em dâu gì mà suốt ngày nhắn tin tâm sự với anh chồng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nghệ An phải giàu có hơn, mạnh hơn
- ·Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024
- ·Tăng cường kiểm sát tạm giữ, tạm giam
- ·Thư gửi em gái đi lấy chồng
- ·Tạm giữ nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc bán qua mạng
- ·Bởi không nghe lời mẹ
- ·Lãnh đạo các nước tôn vinh sự cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Hoãn xử vụ sai phạm ở Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang
- ·Thông báo truy tìm đối tượng
- ·Làm báo VietNamNet cùng nhà văn Nguyễn Quang Thiều
- ·Sửa Luật Viễn thông để phát triển hạ tầng số
- ·Chủ tịch nước: Ngành kiểm sát cần đẩy nhanh truy tố vụ án tham nhũng
- ·Chúng tôi làm báo đa phương tiện
- ·Ngành Nội vụ cần tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy
- ·Bộ trưởng Tài chính giải thích lý do chỉ giảm thuế VAT 6 tháng